"Ðiều thiết yếu là họ phải biết nhận thức cách sâu
sắc những thực tại đa dạng và phức tạp của lục địa này."
Thánh
sử Luca khi biên tập về thời thơ ấu của Chúa Giêsu ông đã rất lưu tâm đến thực
tế lịch sử, xã hội,tôn giáo lúc bấy giờ chính là vì ông muốn loan báo Ðức Giêsu
là Emmanuel "Thiên-Chúa- ở-cùng-chúng-ta" đúng theo ý định của Thiên
Chúa.
Nếu
như vấn đề một người nữ mang thai là cái quyền tự do chọn lựa của họ theo quan
điểm phương tây như chúng ta vẫn thấy trong cách suy nghĩ và nếp sống hiện nay,
thì vấn đề không như thế đối với các dân tộc Á Ðông. Người phụ nữ Á Ðông không
có cái tự do lựa chọn ấy bởi vì họ phải "Gánh vác giang sơn nhà chồng".
Nhìn ở một góc độ người ta dễ kết án cho rằng thân phận người phụ nữ Á Ðông bị
bóc lột, bị khinh miệt. Thánh Luca cũng đã biết tới những án phạt mà luật Môsê
dành cho những người nữ ngọai tình hay chửa hoang. Và đó là vấn đề đặt ra cho
Thánh Giuse khi hay biết Ðức Maria mang thai trước khi về chung sống.
Thế
nhưng nếu người ta hiểu "nhà chồng" đây không chỉ là một cõi riêng tư
những quyền lợi cá nhân, nhưng là một cơ chế căn bản hướng về "giang
sơn" rộng lớn của quốc gia, của dân tộc, như trong quan niệm "Tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ" của mọi dân tộc Á Châu, thì vai trò "gánh
vác giang sơn nhà chồng" là một cái nhìn tin tưởng và hy vọng rất lớn lao
nơi người phụ nữ.
Thánh
Giuse đã sống cái thực tại đạo đức của người Á Châu : tôn trọng người nữ trong
cái trọng trách của họ phải đảm nhận đối với gia đình, xã hội và quốc gia. Ông
đã có ý định rời bỏ Ðức Maria cách kín đáo. Ông hòan tòan tin tưởng nơi người
bạn trăm năm, nên ông đã làm như thế để bảo vệ cái quyền và cái trách nhiệm ấy
của Maria, cho dù ông không hay biết điều gì đã xảy ra. Người Á Ðông vẫn suy
nghĩ và chân nhận "Cha sinh không bằng mẹ dưỡng", điều đó đủ để thấy
cái địa vị thiết yếu quan trọng của người nữ trên bình diện gia đình và xã hội.
Làm như thế thánh Giuse cũng không có ý trốn tránh trách nhiệm của người chồng.
Nhưng vì là người "công chính", ông đón nhận mầu nhiệm của thực tại
"giang sơn" nhà ông là mầu nhiệm của Thiên Chúa ngay từ lúc ban đầu .
Thiên Chúa đã chọn tổ tiên Ðavid, chính Ngài mới là Ðấng làm nên nhà Ðavid và
chính Ngài mới là Ðấng duy trì ngai báu nhà Ðavid. Và lịch sử vẫn còn đó để cho
thấy Thiên Chúa có tự do tuyệt đối khi chọn lựa người nữ để thực hiện ý định
của Người. Nếu Thiên Chúa đã chọn những người như Barsabê, hay như bà Ruth, thì
không thể không tin rằng Ðức Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn. Ông tin tưởng
Thiên Chúa có ý định riêng của Người, và ông đón nhận với tất cả sự khiêm cung
của người gia nhân trong Nhà Thiên Chúa. Chính vì thế, khi được mộng báo ông
phải đảm nhận vai trò của mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, lập tức ông đã
mau mắn thi hành. Ông xứng đáng được Thánh Kinh tôn vinh là "người công
chính".
Qua
những suy nghĩ trên , chúng ta thấy được những giá trị về đạo làm người của các
dân tộc Á Châu trở thành một lời diễn đạt trong sáng mầu nhiệm Thiên Chúa khi
Thiên Chúa khấng nhận nhập thể và sống thực tại trần gian trong khung cảnh văn
hóa này. Trong bối cảnh ấy tình Phụ Tử vốn là quy chiếu cho mọi thể hiện phẩm
giá và địa vị mỗi con người, nhưng chính tình mẫu tử mới lại mang trách nhiệm
cơ bản để bảo tồn và phát huy "giang sơn" dòng tộc. Giáo Hội thừa kế
kho tàng mầu nhiệm ấy, Giáo Hội luôn phải nỗ lực trở nên "Mẹ và Thầy"
theo kiểu nói của Thánh Giáo Hòang Gioan XXIII.
Mầu
nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể phải và chỉ có thể được đón nhận trong một nhận thức sâu
sắc thực tại đạo làm người trong quy chiếu về quan niệm "Mẹ và Thầy"
trên lục địa Á Châu vậy.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên