Cả
ba bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay tuy đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của đời
sống hôn nhân và gia đình, nhưng đều nói tới một điểm quy chiếu duy nhất của
đời sống ấy. Bài sách Huấn Ca mở đầu ngay với khẳng định "Ðức Chúa
làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với
các con". Thánh Phaolô thì dạy "Anh em có làm gì, nói
gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu..." Còn Tin Mừng
thánh Matthêu không ngần ngại cho thấy các biến cố của đời sống gia đình đều
"để ứng nghiện lời Chúa đã phán xưa qua miệng ngôn sứ".
Khi
đọc Tin Mừng, chúng ta không thể phủ nhận sự thật này là "Lời Chúa, Ý muốn
của Chúa" đó là yếu tố cấu thành nên Gia Ðình Thánh Gia. Nếu chính Ý Chúa
qua Lề Luật đã dẫn đến việc đính hôn của Giuse và Maria, thì cũng chính là Lời
đã Nhập Thể, đã đầu thai trong lòng Trinh Nữ , và cũng chính là Lệnh Truyền đã
đưa Giuse đến quyết định đưa Maria về chung sống. Và cũng từ ngày đó, Giuse đã
chăm lo để Thánh Ý luôn luôn được thực hiện một cách hòan hảo nhất cho Gia Ðình
Thánh. Ðó cũng chính là tâm nguyện tuyệt đối của Maria từ khi thưa với Sứ Thần
"Này tôi là tôi tá Chúa, xin vâng như lời sứ thần truyền", cho đến
tận Núi Sọ khi Bà hiến dâng Con Yêu cho Thiên Chúa và cho nhân lọai. Và là trọn
vẹn cuộc sống của Ðức Giêsu, người con duy nhất của Gia đình, như chính Ngài
khẳng định "Ta đến không để làm theo ý ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai
ta."
Ðọc
Tin Mừng, chúng ta càng không thể phủ nhận sự thật lớn lao trọng tâm của gia
đình chính là "Hài Nhi": đó là lý do, là mục đích cho mọi quyết định,
mọi lựa chọn, mọi hành vi của gia đình như chúng ta thấy trong câu chuyện hôm
nay, dù phải từ bỏ mọi quyền lợi chính đáng của bản thân mỗi thành viên. Và
chính "Hài Nhi" khi được đón nhận với tình yêu thương quảng đại đã
làm triển nở cách hài hòa và bền vững mái ấm gia đình.
Tuy
nhiên sự thật về "Hài Nhi" trong Tin Mừng phải là sự thật của mỗi một
hài nhi trong mỗi gia đình nhân lọai, đó là điều đã được công bố trong Gia Ðình
Thánh và phải được tiếp tục công bố trong mỗi gia đình Kitô hữu. Ðó là "cuộc
sống cá biệt này, một mặt thấy thật bình thường và đơn sơ, mặt khác lại rất lạ
lùng và mầu nhiệm, đã đưa Nước Thiên Chúa vào lịch sử nhân lọai và "đem
sức mạnh của Nước ấy vào mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội, vốn bị
vây bọc bởi tội lỗi và sự chết". Bằng lời nói và việc làm của mình, nhất
là bằng đau khổ, cái chết và sự sống lại, Ðức Giêsu đã thi hành ý muốn của Cha
Ngài là hòa giải tòan thể nhân lọai với Chúa Cha, sau khi quan hệ giữa Ðấng Tạo
Hóa và thụ tạo bị tội nguyên tổ cắt đứt... Bằng cách này, ơn cứu độ đã được
thực hiện một lần dứt khóat...vì lời nói và việc làm, nhất là sự phục sinh của
Ngài từ cõi chết, đã mặc khải cho chúng ta thấy Ngài đúng là Con Thiên Chúa..."
(THGHTAC 11). Tông huấn cũng nhận định "gia đình là nơi bình thường
cho giới trẻ lớn lên, để đạt tới sự trưởng thành cá nhân và xã hội",
mặt khác "gia đình chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong các nền
văn hóa Á Châu..." do đó Tông Huấn nhấn mạnh "Các gia
đình Kitô hữu cũng như tòan thể Giáo Hội phải là nơi lấy chân lý Tin Mừng làm
quy luật sống và làm qùa tặng mà mỗi thành viên của gia đình mang đến cho cộng
đòan rộng lớn hơn."
Qua
các cử hành liên quan tới Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh, cũng như sự hòan
thành sứ mạng, vai trò và địa vị của mỗi thành viên trong Gia Ðình Thánh, chúng
ta cảm nghiệm và xác tín cùng với các Nghị Phụ THÐGMAC "Chúa Thánh
Thần là tác nhân chủ yếu..." và "sứ mạng trần gian của
Chúa Giêsu được hòan thành nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần...", vì
thế gia đình kitô hữu cũng như chính Giáo Hội phải luôn lắng nghe và đón nhận
lời nhắc nhở của Chúa Thánh Thần rằng mình "không phải là cùng đích
của chính mình". Giáo Hội cũng như gia đình "được trao
cho nhiệm vụ trở thành dấu chỉ và dụng cụ chân thực để Chúa Thánh Thần họat
động...làm chứng cho Ðức Giêsu Cứu Thế một cách mới mẻ và hiệu qủa trong tất cả
các hòan cảnh khác nhau..."
Vì vậy,
điều mà Thánh Phaolô khuyên các gia đình "anh em hãy có lòng thương cảm,
nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại...chịu đựng và tha thứ...và trên hết
mọi sự, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo." ,
mối dây mà nơi khác Thánh Tông Ðồ khẳng định chính là Thánh Thần. Những lời
khuyên ấy thực sự, chúng ta đều đã gặp thấy được sống trọn hảo thế nào trong
Gia Ðình Thánh Gia, phải trở nên khuôn mẫu cho mọi gia đình.
Ước gì
khi chúng ta sốt sáng cử hành tôn vinh Thánh Gia Thất, thì chúng ta cũng được
chia sẻ cùng một Thánh Thần của Gia Ðình Thánh để làm cho "Hài Nhi
Giêsu" được lớn lên đạ tới mức viên mãn trong mỗi thành viên gia đình của
chúng ta.
Lm.
Giuse Nguyễn Hữu Duyên