(Năm nay vì trùng
vào mồng 2 tết nên được rời vào thứ 6)
Tại
các miền vẫn giữ được lòng mộ đạo của thời trung cổ thì các tín hữu rất sốt
sáng tham dự phụng vụ lễ tro. Chúng ta vẫn có thể còn thấy ngày hôm nay tại các
nhà thờ miền Bắc Việt Nam người ta lũ lượt tuốn về như trong ngày hội vào dịp
lễ này. Sự kiện ấy có thể không đủ để là dấu chỉ của lòng tin chân thực, nhất
là một phần trong số họ lại không tham dự Tam Nhật Vượt Qua, tuy nhiên nó vẫn
nói lên một điểm cốt lõi của Tin Mừng "Anh em hãy ăn năn sám hối, vì
Nước Trời đã gần đến", đó cũng là sứ điệp các thế hệ môn đồ của
Ðức Kitô như chúng ta đọc được trong thư thánh Phaolô "Nhân danh Ðức
Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa". Cũng
trong thư này, Ngài còn khẳng định sứ vụ Tông Ðồ cũng chính là sứ vụ hòa gỉai
"Thật vậy, trong Ðức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải
với Người.Người không còn chấp tội nhân lọai nữa, và giao chúng tôi công bố lời
hòa gỉai."Thánh Phêrô ngay trong những bài "truyền đạo"
tiên khởi cũng đã khẳng định "Dưới gầm trời này, không có một danh
nào khác đã được ban cho nhân lọai, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được
cứu độ." Nghi thức xức tro phải đưa mỗi người hiệp thông vào mầu
nhiệm của Ðức Kitô.
Mầu
nhiệm Ðức Kitô mà nghi thức này muốn bày tỏ đó là một CON NGƯỜI ÐANG VỀ VỚI
CHA. Ðiều ấy có thể thấy qua hành trạng đời sống Người vẫn giữ được sự hiệp
thông sâu xa không gì tách lìa được với Thiên Chúa Cha, "Ðấng ngự nơi
kín ẩn." Luôn chỉ trông đợi nơi Cha phần ân thưởng cuối cùng. Ðối với
Người, cuộc sống là ân huệ của Cha, và Người không để "ân huệ ấy ra
vô ích", và hơn thế nữa mọi thời gian đều là "Dịp thuận
tiện", là "ngày giải thóat" của Thiên
Chúa. Tiên tri Joel ngay từ xa xưa đã trình bày ý nghĩa, mục đích của các việc
chay tịnh như thế: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay
tịnh, nước mắt và than van." "Hãy trở về với Thiên Chúa
là Thiên Chúa các ngươi". Kể từ khi đầu thai trong lòng Mẹ, cho
đến lúc giã từ trần gian, đời sống của Ðức Giêsu luôn bao trùm dấu ấn của mầu
nhiệm "Vượt Qua", mầu nhiệm "Tôn Vinh Cha"
như thánh Gioan thường nói như thế.
Tuy
nhiên, người ta cũng không thể tách rời việc "trở về với Thiên Chúa"
ra khỏi việc "ở lại cùng anh em", bởi vì như Tin Mừng Gioan
viết "Thầy đi dọn chỗ cho anh em.thì Thầy lại đến và đem anh em về
với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó". Joel cũng đã chẳng nói
rằng Thiên Chúa mà chúng ta được kêu gọi trở về là Thiên Chúa "nhân
lành và từ bi, nhẫn nại và giàu lòng thương xót." đó sao? Một Thiên
Chúa đã gắn bó một cách không thể tách rời với Dân Chúa, mà tiêu biểu chính là Số
Sót, là Những Người Nghèo, Những Người Phận Nhỏ. Vì thế sự
trở về của Ðức Kitô lại cũng chính là sự hiến tặng chính mình Người cho anh em.
Việc chay tịnh hàm chứa tình yêu không giới hạn.
Ðã
có nhiều Giáo Phận có truyền thống quyên góp cho Qũy Bác Ái với chiến dịch mùa
chay trong giáo phận mình, và đó là một hình ảnh chân thực nhất của chay tịnh
Kitô Giáo.
Lm.
Giuse Nguyễn Hữu Duyên