Bệnh trầm uất cũng hoành hoành trong những quốc gia trên đường phát triển.

Hội nghị quốc tế lần thứ 18 của Hội Đồng Giáo Hoàng cho Sức Khỏe.

 

VATICANÔ, thứ Năm 13 tháng 11 năm 2003 (zenit.org) - Bệnh suy sụp tâm thần không phải là căn bệnh đặc thù của những quốc gia tây phương, nó cũng đập đến những người sống trong những nước thuộc nam bán cầu.

 

Bệnh trầm uất là những lo âu hàng đầu của Hội Đồng Giáo Hoàng cho Sức Khỏe và những công việc của hội nghị quốc tế lần thứ 18 đã được khai mạc sáng nay tại La-mã.

 

Cha Alex Vadakumthala, thư ký của ủy ban trách nhiệm về sức khỏe của hội đồng giám mục Ấn Độ tâm thú ngày hôm nay với đài phát thanh Vaticanô rằng : « căn bệnh này cũng hiện diện bên Ấn Độ và trong những nước trên đường phát triển khác. Căn do có thể, tỷ dụ, xuất phát từ sự nghèo túng, thiếu ăn, liên hệ với gia đình, nhưng cũng từ những khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Một số lớn những người lâm bệnh này chưa được giúp đỡ hay được tiếp nhận thuốc men. Giáo Hội mang một trách nhiệm lớn về vấn đề đó trong những nước này cũng như bên Ấn Độ ».

 

ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch của Hội Đồng này, đã khai mạc hội nghị trong phòng họp dành cho Thượng Hội Đồng các Giám Mục tại Vaticanô bằng một bài thuyết trình về tư tưởng hậu-tân-tiến. Ngài tuyên bố : « Khi con người « mất » Thiên Chúa, họ trở thành yếu đuối và đơn độc như kẻ lang thang trong sa mạc ».

 

Trong bài thuyết trình của Ngài về bệnh trầm uất dưới ánh sáng của nhân chủng học theo kinh thánh và đức tin kitô giáo, ĐHY José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ phong Thánh, đã chỉ Kinh Thánh để tìm thấy những dụng cụ thắng được bệnh suy sụp tâm thần, căn bệnh của thời đại chúng ta.

 

ĐHY Bộ Trưởng đã nhấn mạnh là thánh vịnh đề cập nhiều lần về « con bệnh mờ ám » này và đề nghị những liều thuốc giải, những nguyên tắc để quy chiếu.

 

Ngài nói : « những sách thánh giải thích cách rõ ràng là con người luôn luôn được Thiên Chúa, Đấng gần gũi mình, yêu mến, là thế giới không xa lạ gì với Thiên Chúa nhưng là lối diễn tả của Đấng Tạo Hóa. Ki tô giáo, với lời mời gọi liên lỉ cho sự cải hoán, nối tiếp như thế những viễn tượng của nhân chủng học trong cựu ước ».

 

ĐHY Saraiva Martins xác quyết : « Đức Tin và Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, biểu trưng nhân tố bảo đảm ý nghĩa cho cuộc sống. Đức Tin trong ức Kitô phục sinh mở cho con người hy vọng, lạc quan đề làm nẩy sinh một trạng thái cho tâm hồn ngược chiều hoàn toàn với tình trạng trầm uất. Kẻ nào tin thực sự trong mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô và trong sự bắt chước giống Ngài phải được nói là không bao giờ bị trầm uất ».

 

Trần văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà