Canh tân mục vụ cho những di dân và sự thay đổi hình ảnh truyền thông.

Hội nghị tại Vaticanô.

 

VATICANÔ, thứ Ba ngày 18 tháng 11 năm 2003 (Zenit.org) – Tòa Thánh cải tiến sự canh tân mục vụ thế giới dành cho những di dân, và Bà Đại Diện Liên Hiệp Quốc đề nghị nên đổi hình ảnh của những di dân được tuyên truyền bởi những phương tiện truyền thông đại chúng.

ĐHY người Nhật, Stephen Fumio Hamao, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách những di dân đã thực sự khai mạc Hội Nghị thế giới lần thứ 5 về Mục Vụ dành cho những Di Dân và Tỵ Nạn Nhân tại Vaticanô đến 22 tháng 11 năm 2003.

Thông báo của Bộ Giáo Hoàng tổ chức, xác định rằng Hội Nghị này qui tụ 297 tham dự viên đến từ 99 quốc gia, 12 Hồng Y, 72 Giám Mục, 4 đại biểu bằng huynh của những Tín Hội Kitô giáo khác, 105 linh mục, 3 nam tu sĩ dòng, 50 nữ tu sĩ và 58 giáo dân chung quanh đề tài : « Khởi hành lại từ Đức Kitô cho một canh tân mục vụ về những di dân và những tỵ nạn nhân ».

ĐHY Hamao đã nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc của Ngài, đến sự khẩn cấp « hành động nhằm xây dựng một thế giới đầy tình huynh đệ hơn, niềm nở hơn trong tình liên đới, tự do hơn và hòa bình hơn ».

Bà Gabriella Rodriguez, chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về quyền lợi của những di dân đã gợi lại tình trạng của họ trong bối cảnh quốc tế, đổ lỗi cho những phương tiện truyền thông đại chúng đã, theo ý bà, « đôi khi tuyên truyền một lối nhìn bị bóp méo về những hậu quả di dân làm gây ra những phản ứng thiệt hại cho những người này ».

Ngược lại, Bà Rodriguez đã muốn nhắc lại những hiểm nguy mà những người bị ép buộc di cư phải đối phó như « nạn buôn bán người hay khai thác sinh lý những phụ nữ và những trẻ em cũng như việc làm dưới sự cưỡng bách ».

Do đó, Bà đại diện Liên Hiệp Quốc đã xác quyết sự quan trọng « phải phổ biến những cơ cấu truyền tin và tố giác » và « gây cảm ứng cho những phương tiện truyền thông đại chúng để hủy diệt sự dùng đến những cách thức lập đi lập lại như bản đúc về kỳ thị chủng tộc và ghét ngoại nhân ».

Đối với Đức Tổng giám Mục Hoa-Thịnh Đốn (Washington), Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Ngài đã yêu cầu Giáo Hội nâng đỡ những ai làm chứng cho « tình huynh đệ » đối với những di dân trong lúc thế giới cống hiến « một thực tại buồn thương của hàng triệu người đã mất quyền lợi được ở lại quê hương họ hay khả năng thực hiện quyền đó cách đương nhiên ».

Trong chiều thứ Ba này, một hội nghị bàn tròn đã cho phép kiểm điểm tình trạng những tỵ nạn nhân trong mỗi lục địa.

 

Trần văn Toàn, dịch

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà