Làm cho nhân đạo hơn sự Toàn-Cầu-Hóa, là bổn phận của Giáo Hội, theo ĐHY Martino.

 

VATICANÔ, thứ sáu 05 tháng 12 năm 2003 (Zenit.org/french) - Sự đóng góp của Giáo Hội vào việc nhân bản hóa của sự hoàn cầu hóa đã được gợi lên bởi ĐHY Renato Raffaelo Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình.

 

Thực thế, ĐHY Martino đã thuyết trình về đề tài « Giáo Quyền của Giáo Hội trong sự hoàn cầu hóa » ngày 05 tháng 12 này, cho Đại Hội quốc tế học hỏi về ĐGH Léon XIII (mùng 04 đến mùng 06 tháng 12), được tổ chức vào dịp tưởng niệm, lần thứ 100, ngày Ngài tạ thế. Đaị Hội đã được khai mạc ngày 04 tháng 12 tại cung điện « Altieri » ở La-Mã do ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

 

Đối với ĐHY Martino, Giáo Hội có thể thực hiện nhiều chuyện trong lãnh vực này, vì Giáo Hội hoạt động cho sự hiệp nhất của nhân loại, bằng cách đặt con người làm trung tâm điểm như một hình ảnh của Thiên Chúa, được mang một phẩm cách siêu việt.

 

ĐHY giải thích : « Giáo Hội thực thế ủng hộ ý niệm của sự hoàn cầu hóa như một sự « chia sẻ », nghĩa là nhìn nhận những khác biệt, nhưng trong một khung cảnh đơn phương và của cộng tác. Chia sẻ thực sự có nghĩa là khác biệt, nhưng từ một sự đơn nhất nền tảng, và tìm cách tiến tới sự hiệp nhất chiều sâu ».

 

ĐHY giải thích : « chính vì lý do ấy mà Giáo Hội đã luôn ở hàng đầu để ủng hộ những bản sắc văn hóa và quốc tính của những dân tộc, mà chẳng bao giờ tuyệt đối hóa những bản sắc đó, nhưng ngược lại bằng cách đặt chúng trong mối liên quan với một bản sắc rộng lớn hơn nghĩa là thuộc về nhân-chủng.

 

ĐHY tiếp tục : « Giáo Hội cũng thế, như ĐGH GP II lập đi lập lại mà không bao giờ thấy chán, nhấn mạnh đến sự cấp bách của sự hoàn cầu hóa tinh thần liên đới, bằng cách tìm thấy những điểm quy tụ tiệm tiến về một « bộ luật đạo đức chung ».

 

ĐHY xác định bằng cách trích dẫn Đức Giáo Hoàng : « Người ta không chỉ định như thế một hệ thống duy nhất xã hội-kinh tế hay một nền văn hóa độc nhất bắt buộc dùng những giá trị riêng và những tiêu chuẩn đạo đức của mình. Nhưng là trong con người, trong nhân loại phổ quát xuất phát từ bàn tay của Thiên Chúa mà chúng ta phải tìm ra những quy luật cho đời sống xã hội. Sự tìm kiếm này rất là cần thiết để sự hoàn cầu hóa  không chỉ là một tên khác của sự tương-đối-hóa tuyệt đối những giá trị và của sự đồng-tính-hóa những kiểu sống và các nền văn hóa ».

 

ĐHY kết luận : « Giáo Hội dẫn kèm nhân loại trong sự khám phá khuôn mặt nhân bản của sự hoàn cầu hóa. Giáo Hội đi kèm nhân loại với một hình thức để, phía sau những vấn đề của những bằng sáng chế thuộc những cơ thể mà gien đã được biến đổi, người ta luôn thấy nhiều hơn khuôn mặt của những người nông dân phi châu ; sau những danh sách đầy những con số trên màn ảnh, người ta thấy những người tiết kiệm từng đồng nhỏ của những kinh tế trên con đường phát triển ; sau những vệ tinh và những dây cáp bằng sợi quang học, người ta thấy những thanh niên thanh nữ, trong những nước nghèo, có thể học hỏi và tự đào tạo với những kỹ thuật tân tiến ; sau những biểu đồ hoàn hảo của « kinh tế mới » (new economy), người ta thấy những công xưởng như những cộng đoàn nhân vị, và sau sự uyển chuyển của công việc làm, người ta thấy những gia đình, những công nhân. Đó là viễn tượng kitô giáo cho sự « lèo lái » sự hoàn cầu hóa ».

Trần văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà