Phỏng vấn ÐHY Martino về sự tôn trọng luật lệ quốc tế hiện nay

 

 

Vatican ngày 16/12/2003

 

ÐHY Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, trả lời những câu hỏi của văn phòng thông tin bằng tiếng Ý của đài  Radio Vatican về vấn đề tôn trọng luật lệ quốc tế, nhân dịp ấn hành thông  điệp của Gioan Phaolô II cho Ngày Thế Giới Hoà Bình 2004.

 

ÐHY khẳng định : « Ðó là một ảo tưởng khi hy vọng rằng việc bắt và xử án ông Saddam Hussein đủ để hàn gắn lại những thảm kịch và thiệt hại do từ chiến tranh, một sự thất bại của nhân loại ».         

 

Hỏi : Luật lệ quốc tế hiện nay có được tôn trọng trên thế giới không ?

 

ÐHY : Thật không dễ dàng có lạc quan về vấn đề này. Thông điệp của ÐGH  nói rõ về « manh nha muốn dùng luật của sức mạnh hơn là dùng sức mạnh của luật » và ngài nêu rõ thảm trạng con người đã kinh nghiệm trong Thế Chiến Thứ Hai. Dù rằng những kinh hoàng đó không còn tái diễn, thế giới hôm nay vẫn còn chịu những thảm trạng khủng khiếp như những vết thương nhuốm máu và là những vi phạm trắng trợn đến quy luật quốc tế được tuyên bố rõ ràng trong Hiến Chương LHQ. Bởi thế ĐGH khẳng định : « nhân loại cần một đường hướng quốc tế ở một trình độ cao hơn » và « các quốc gia phải coi mục tiêu này như một bổn phận đạo đức và chính trị chính xác, đòi hỏi sự thận trọng và quyết tâm ».

 

Hỏi : Những ưu tư lớn của ĐGH về hoà bình là gì ?

 

ĐHY : Thông điệp biểu lộ nhiều ưu tư của ngài, chẳng hạn như những vi phạm thường xuyên của nguyên tắc nền tảng « pacta sunt servanda » (những hiệp ước ký phải được áp dụng) : năm vừa qua ĐTC đã nêu rõ những đe doạ chống lại hoà bình bởi sự không tôn trọng những lời hứa cho những nước nghèo. Hay những khó khăn mà luật pháp quốc tế gặp ngày hôm nay « để đem ra những giải đáp cho những tình trạng xung đột do từ những biến chuyển của khuôn mặt thế giới hiện đại ». Riêng về vết thương khủng bố, « trở nên lở loét hơn trong những năm gần đây » với những « cuộc tàn sát rùng rợn », Gioan Phaolô II khẳng định : « Ðể thắng lợi, cuộc chiến chống lại sự khủng bố không thể chỉ giới hạn trong những hành động áp đảo và trừng phạt ». ÐGH nói rằng việc xử dụng vũ lực khi cần phải được đi kèm với sự dấn thân trên phương diện chính trị và sư phạm, « một mặt phải loại bỏ những nguyên nhân đưa đến những tình trạng bất công thường dẫn đến những hành vi tuyệt vọng nhất và đẫm máu nhất ; mặt khác phải nhấn mạnh đến sự giáo dục dựa trên sự tôn trọng sự sống con người trong mọi trường hợp ».

 

Hỏi : Theo ý ngài, cộng đồng quốc tế và xã hội nhân sự đón nhận thế nào những lời kêu gọi cho hoà bình của Gioan Phaolô II ?

 

ÐHY : Thánh Phaolô khuyên nên loan báo Phúc Âm cho « đúng thời và trái thời ». Ðó là điều ÐGH làm khi ngài đề nghị Phúc Âm của hoà bình một cách can đảm, không ngừng nghỉ và có tính cách tiên tri. Những tiêu chuẩn để kiểm chứng kết quả phong phú của hành vi tông đồ không phải của thế giới này. « Ðiều điên rồ của Thượng Ðế thì khôn ngoan hơn con người và điều yếu đuối của Thượng Ðế thì mạnh mẽ hơn con người ». Dù sao ÐTC đã ngăn cản để những xung đột hiện nay không đi đến chỗ nguy hại của sự xung đột giữa những văn minh và những tôn giáo.

 

Hỏi : Việc bắt được Saddam Hussein có một tiếng vang lớn : điều này có tham gia vào tiến trình của hoà bình không ?

 

ÐHY : Việc bắt và hành xử sau đó trong những toà án thích hợp, như ý kiến của phần đông những bình luận gia, nên góp phần vào sự hoà bình hoá và dân chủ hoá nước này. Nhưng đó là một ảo tưởng khi hy vọng rằng chỉ cần hàn gắn lại những thảm kịch và thiệt hại do chiến tranh, « một thất bại của nhân loại », là đủ như Gioan Phaolô II đã nói một cách mạnh mẽ. 

 

 

Thông tấn Zenit                      

Lang Biang dịch

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà