Nâng đỡ gia đình, đó là « cách thức đạo đức và cụ thể để  giải quyết nạn khủng hoảng của xã hội ».

Bài diễn văn của Đức Cha Migliore tại Liên Hiệp Quốc.

 

VATICANÔ, thứ Hai ngày 09 tháng 02 năm 2004 (Zenit.org/french) – Tòa Thánh cho rằng Gia đình có « một vai trò chủ yếu và trung ương » « để đóng » trong sự thiết lập một xã hội lành mạnh ».

Đó là điều mà Đức Cha Celestino Migliore, Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đã nhắc lại trong bài diễn văn của Ngài trong buổi họp lần thứ 42 của ủy ban LHQ về phát triển xã hội, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 của năm quốc tế gia đình, ngày thứ sáu vừa qua.

Đức Cha Migliore giải thích tại sao theo Tòa Thánh « gia đình phải đóng một vai trò chủ yếu và trung ương trong sự thiết lập một xã hội lành mạnh ».

Ngài xác quyết : gia đình là « một nơi tiên khởi của sự hội nhập xã hội vì gia đình cấu tạo tế bào đầu tiên và nền tảng của xã hội », trước khi định rõ thế nào là gia đình đối với Tòa Thánh.

Gia đình là một thể chế tự nhiên được thành lập trên hôn nhân - sự kết hợp mật thiết và bổ túc giữa một người nam và một người nữ - mà, dưới  cương vị của thể chế đó, có những quyền lợi riêng và bất khả ly thân ».

Đức Cha tiếp tục : « hơn là một đơn vị pháp lý, xã hội hay kinh tế, gia đình cấu tạo một cộng đoàn của tình yêu và của sự liên đới. Chính vì thế, gia đình có đủ khả năng cách đặc biệt để thực hiện sự hội nhập của tất cả các thành viên cấu tạo nên gia đình, dù trẻ hay có tuổi hay tàn tật. Vì vậy người ta có thể xác quyết cách dễ dàng rằng gia đình một khi được quan niệm như thế, có thể được dùng như một mẫu gương của hội nhập xã hội trên một quy mô rộng lớn hơn ».

Vị đại diện của Tòa Thánh nhấn mạnh đến « sự khẩn cấp chấp nhận những chính sách gia đình phù hợp với những đòi hỏi hiện đại » vì Ngài tin chắc rằng đó « là cách thức đạo đức và cụ thể để giải quyết những khủng hoảng của xã hội ».

Đức Cha Migliore xác định rằng « gia đình cần có một sự bảo vệ đặc biệt về phía các cơ quan chính quyền » nhưng Ngài nhìn nhận rằng nghĩ ra những chính sách gia đình thực sự thích nghi với nhu cầu không phải là dễ dàng.

Ngài trích ra hai nguyên tắc mà các chính sách phải dựa trên đó : nguyên tắc của sự bổ trợ và nguyên tắc của sự liên đới » giữa những lãnh vực khác nhau của xã hội và giữa các thế hệ tuổi tác ».

Để giải thích nguyên tắc thứ nhất, Đức Cha Migliore trích dẫn ĐGH trong bài Tông Huấn « Familiaris Consortio » (cộng đoàn gia đình) : « Quốc Gia không thể và không được lấy đi khỏi các gia đình những công tác mà các gia đình có thể thực hiện cách hoàn hảo một mình hoặc bằng cách phối hợp cách tự do với các gia đình khác, nhưng ngược lại phải ưu đãi và gợi lên cách tối đa những sáng kiến đầy trách nhiệm đối với các gia đình ».

Đức Cha Migliore giải thích : « Các Quốc Gia có trọng trách phải bảo vệ « quyền tối thượng » của gia đình, vì gia đình cấu tạo một lõi ruột nền tảng của cơ cấu xã hội. Ngài kết thúc : « cuối cùng, bảo vệ « quyền tối thượng » của gia đình, là đóng góp vào quyền tối thượng của các quốc gia. Như thế, sự nhìn nhận những quyền lợi của gia đình cấu tạo một phương diện nền tảng của sự tăng tiến những nhân quyền ».

 

Trần văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà