ĐHY Martino : ĐGH sẽ tới Ankara và Istanbul như một người hành hương của hoà bình

 

 

Rôma ngày 23/11/2006

 

ĐHY Renato Raffaele Martino, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình đã phản ứng qua nhật báo Ý La Repubblica ngày 23/11 hôm nay sau vụ một nhóm nhỏ những kẻ quá khích Thổ đã đột nhập vào thánh đường thánh Sophia hiện nay là bảo tàng viện và trong quá khứ đã được biến thành nhà thờ hồi giáo. Ngài nói rằng cuộc thăm viếng nhằm cho sự đối thoại và không phải cả nước Thổ biểu hiện qua những hành vi này. Sẽ không có chuyện huỷ bỏ cuộc thăm viếng của ĐGH.

 

Tuy nhiên ĐHY cảm thất thất vọng vì những lời đe doạ từ nước Thổ, bởi vì ĐGH đến Ankara và Istanbul với tư cách là người hành hương cho hoà bình, cởi mở với sự đối thoại và sự gặp gỡ. Ngài cho rằng đó là một điều có thể làm ấn tượng người ta và nhắc lại rằng khi ĐGH Gioan Phaolô II tới đây, ngài cũng đã gây những phản ứng chống đối như thế. ĐHY tin tưởng vào các thẩm quyền Thổ: « Tôi chắc rằng những thẩm quyền của chính phủ Thổ sẽ làm hết sức để cuộc thăm viếng được diễn ra một cách có an ninh chặt chẽ. Họ sẽ làm điều cần thiết để giữ trật tự công cộng. Dù sao phải nói rằng thánh đường thánh Sophia hiện nay là một bảo tàng viện. Đó không phải là một thánh đường công giáo hay một nhà thờ hồi giáo ».

 

Thánh đường constantinô đã được xây cất và cung hiến cho sự Khôn Ngoan (tiếng hy lạp là Sophia) được hiện thân qua Đức Kitô, do chính hoàng đế Constantinô khánh thành vào năm 360. Nó đã bị biến thành nhà thờ hồi giáo với sự chinh phục của quốc vương Thổ vào năm 1453. Khi ông Mustafa Kemal thiết lập Cộng Hoà Thổ, thánh đuờng đã được đổi thành bảo tàng viện năm 1934. ĐGH sẽ thăm viếng thánh đường ngày 30/11 : một cuộc thăm viếng mau lẹ có tính cách văn hoá.

 

Về tiến trình tương quan giữa Kitô giáo và Hồi giáo, ĐHY Martino nhận định có những gương cộng tác rất tốt, chẳng hạn trong hội nghị LHQ tại Le Caire (thủ đô Ai Cập), Toà Thánh đã hành động cùng hướng với các nước hồi giáo cho sự sống con người.

 

ĐHY thêm : « Ngay trong hiện tại, có rất nhiều khuynh hướng muốn đi theo sự đối thoại, những sức mạnh sẵn sàng cho sự tương giao. Người ta không chứng kiến một sự đảo lộn khuynh hướng. Tôi tin chắc rằng những sức mạnh dung hoà và hợp lý vẫn giữ vị trí đa số trong thế giới hồi giáo. ĐGH sẽ đi. Không nên quá quan trọng quá những « tín hiệu báo động ». Sự đối thoại sẽ tiếp tục. Sự sẵn lòng của ĐGH Bênêđictô XVI thì rõ ràng. Đối với ngài, tương quan với Hồi giáo là điều quan trọng, đó là điều không thể nghi ngờ. Trong tất cả những lần yết kiến mà tôi có với ngài, ĐTC nói đến sự đối thoại hoặc với các giáo hội kitô giáo hoặc với Hồi giáo. Ngài không chỉ nói, mà còn khuyến khích tôi có những sáng kiến ».

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch  


Về Trang Mục Lục