TỔNG HỢP

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN TỪ 24.08 ĐẾN 30.08.2009)

 

 

HOA KỲ: VATICAN PHÊ CHUẨN THAY ĐỒI TRONG GIÁO LÝ VỀ GIAO ƯỚC VỚI NGƯỜI DO THÁI

(CWNews 28.09) Vatican đã đồng ý cho một thay đổi do các giám mục Hoa Kỳ đề xuất đối với bản văn Giáo Lý Công giáo Hoa Kỳ cho Người Lớn. văm bản nguyên thủy năm 2004 nhận định rằng ‘Giao Ước mà Thiên Chúa ký với dân Do Thái qua Môsê sẽ có giá trị vĩnh viễn với họ”,dẫn một số người đến chỗ tin rằng văn bản nầy dạy rằng chỉ có dân ngoại,chứ không phải người Do Thái,được gọi cho Giao Ước mới. Bản văn đã xét duyệt nầy, được các giám mục tán thành tại hội nghị tháng 06.2008, trích dẫn lời Thánh Phaolô :” Họ là người Do Thái,,họ đã được Thiên Chúa nhận làm con,được Người cho thấy vinh quang,ban tặng các giao ước,lề luật,một nền phụng tự và các lời hứa.Họ là  con cháu các tổ phụ và sau cùng chính Chúa Giêsu Kitô,xe`t theo huyết thống, cũng cùng một giống nòi với họ” (Rm 9, 4 – 5; CCC số 839). Một thông cáo báo chí do HĐGM Hoas Kỳ đưa ra lưu ý rằng “sự soi sáng nầy không phải là một thay đổi trong lời giảng dạy của Chúa Kitô. Nó phản ảnh lời giảng dạy của Giáo Hội rằng mọi Giáo Ước trước đây mà Thiên Chúa ký với dân Do Thái đã được thực hiện đầy đủ trong Chúa Giêsu Kitô qua giáo ước mới được thiết lập qua cái chết hiến tế của Người trê  thập giá. Người Công giáo tin rằng dân Do Thái tiếp tục sống bên trong sự thật về giao ước mà Chúa đã ký kết với Abraham và rằng Thiên Chúa tiếp tục trung tín với họ”.

 

ĐỨC THÁNH CHA KHÔNG CÓ DỰ ĐỊNH ĐẢO LỘN NHỮNG CẢI TỔ CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

(CAN 28.09) Đức hồng y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone đã nói tuần nầy rằng các tin tức về những cái được cho là dự tính xếp lại những thay đổi trong phụng vụ Giáo Hội bắt đầu với CĐ. Vatican II ‘là thuần túy bịa đặt”. Trả lời phỏng vấn của tờ Osservatore Romano, khi được hỏi về “những dè dặt” và ‘e ngại” của một số người cho rằng Đức Thánh Cha đang ‘đi ngược” lại CĐ.Vatican II, trong khi thực tế hoàn toàn tar1o ngược, Đức hồng y giải thích rằng để hiểu được cách cai trị Giáo Hội của Đức Biển-Đức XVI, mỗi người phải xem xét tiểu sử cá nhân Người với tư cách một người giữ vai trò chủ đạo trong Giáo Hội thời CĐ và hậu CĐ. Những chi tiết khác nữa cần lưu ý là : bài diễn văn khai mạc với tư cách giáo hoàng, diễn từ với Giáo Triều vào ngày 22.12.2005 và những thay đổi Người đã đích thân kêu gọi,ban hành và kiên trì giải thích. Đức hồng y Bertone lưu ý nhiều điểm then chốt của Công Đồng mà Đức Giáo Hoòng đã liên tục cổ vũ,gồm cả việc thúc đẩy “một sự hiểu biết hơn về quan hệ với các giáo hội Chính Thống và Đông phương” và đi vào đối thoại với Do Thái giáo và Hồi giáo. Sau khi lưu ý quan hệ tích cực giữa Đức giáo hoàng và các giám mục, ĐHY Bertone nói rằng khi nói đến việc cải tổ Giáo Hội, “Đức Biển-Đức XVI đã mời gọi chúng ta quay lại nguồn mạch Lời Chúa, với lề luật Phúc Âm và tâm của đời sống Giáo Hội : Chúa Giêsu,Đấng mà chúng ta biết,yêu mến,thờ lạy và bắt chước”. Vị Quốc Vụ Khanh cũng chỉ ra rằng Đức giáo hoàng đã ban cho Giáo Hội một quà tặng vĩ đại với cuốn sách Người viết “Chúa Giêsu Nazaret” (Jesus of Nazaret),trong đó Người nhắc chúng ta rằng ao ước của ngưởi là”làm cho Gaío Hội trở thành tâm thế giới”.ĐHY Bertone lưu ý xu hướng trong các phương tiện truyền thông đại chúng, là đổ cho Đức giáo hoàng hoặc Vatican trách nhiệm về mọi sự xảy ra trong Giáo Hội hoặc những gì do một thành viên nào đó của các giáo hội địa phương,các cơ quan hay là tổ chức thuộc giáo hội nói ra, ’và điều đó không đúng”. Sẽ chính xác hơn khi ta gán cho mỗi người trách nhiệm về những hành động hoặc lời nói của chính họ,”đặc biệt là khi những hành động và lời nói ấy ngược với những giáo huấn và gương mẫu của Đức giáo hoàng”. Cách mà các phương tiện truyền thông nói về những trường hợp như thế,tùy thuộc váo các phóng viên và những người làm nghề truyền thông có những ý ngay lành và tôn trọng sự thật.

 

ĐỨC HỒNG Y BERTONE TIẾT LỘ NGUỒN GỐC NĂM THÁNH LINH MỤC

(CAN 28.08) Trong một phỉng vấn ngày 27.08 với tờ Osservatore Romano, ĐHY Tarcisio Bertone đã tiết lộ nguồn gốc ý tưởng của Đức Thánh Cha về một Năm Thánh Linh Mục. Theo Ngài, ý tưởng nầy phát ra do một ý kiến kỷ niệm 150 năm ngày mất của Thánh Cha Sở Ars,Gioan Maria Viannây, với một năm cầu nguyện cho các linh mục và những vấn đề mà các linh mục phải đương đầu. ĐHY Bertone giải thích rằng ý kiến nầy,hình thành vào cuối Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, mau chóng được trình lên Đức giáo hoàng và kêu gọi một năm cầu nguyện suy tư về Lời Chúa. Ngoài ra,”việc kỷ niệm 150 năm ngày mất của Cha Sở Ars và sự nỗi lên các vấn nạn dính líu đến nhiều linh mục,đã dẫn Đức Thánh Cha tới việc ban hành Năm Thánh Linh Mục nầy, từ đó chứng minh cho thấy sự quan tâm chú ý đặc biệt đối với các linh mục,ơn thiên triệu và cổ vũ trong toàn thể dân Chúa một phong trào lớn mạnh yêu mến và gần gũi thân mật với các linh mục”. ĐHY Bertone cũng nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha luôn tỏ ra lòng yêu mến đối với các linh mục, nhất là trong những lần Người gặp gỡ các linh mục và đề cập đến những khía cạnh cụ thể trong cuộc sống các Ngài, trả lời những câu hỏi thẳng thắn của họ. ĐHY tiếp tục lưu ý rằng Giáo Hội hy vọng tiếp xúc lại được với các linh mục đã rời bỏ thừa tác vụ của họ vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều sáng kiến hành động “được thực hiện nhằm tăng cường và củng cố ý thức về căn tính và sứ mệnh của linh mục”, người được kêu gọi để giảng dạy bằng gương sáng trong Giáo Hội và trong xã hội”. Đức hồng y giải thích :” Những linh mục thánh thiện hiện trong suốt lịch sử Giáo Hội sẽ không ngừng bênh vực gìn giữ và nâng đỡ con đường canh tân do Đức Thánh Cha đề nghị”.

 

CHIẾN TRANH VÀ TƯỞNG NIỆM : VATICAN NÊU BẬT NHỮNG NỖ LỰC HOÀ BÌNH CỦA ĐỨC PIÔ XII

(CNS 28.08) Như phần lớn Châu Âu và thế giới,Vatican đánh dấu kỷ niện năm thứ 70 ngày khởi đầu Thế Chiến II với một hành động tưởng niệm. Trong trường hợp của Vatican, dù thế, việc tưởng niệm tập chú phần lớn vào những cảnh báo cấp cách nhưng không được mấy ai lắng nghe do Đức giáo hoàng Piô XII đưa ra cho cho các nhà lãnh đạo thế giới trong những tuần và những ngày chuẩn bị bùng nổ chiến tranh. Đức cố giáo hoàng đã phát ra tín hiệu báo động rất rõ ràng và mạnh mẽ trên thông điệp phát thanh mà Người gửi đi ngày 24.08.1939 ,khi các đội quân người Đức  tập trung tại biên giới nước Ba Lan. Với giọng nói đầy cấp bách, Đức giáo tông cho các cường quốc thế giới biết “ những đế quốc không đặt nền tảng trên công lý sẽ không được Chúa chúc lành”. Đức giáo hoàng nói : “Ngày nay,khi mà căng thẳng các tinh thần đã đạt tới một mức độ mà việc cơn bão dữ dội chiến tranh tháo cũi sổ lồng xem ra đã cận kề, thì trong tinh thần phụ tử,chúng tôi đưa ra một lời kêu gọi chân thành mới với các chính phủ và các dân tộc”.Với các chính phủ, sao cho với việc gác sang một bên những tố cáo,đe daọ và những lý do nghi ngờ nhau, họ cố gắng giải quyết những dị biệt hiện tại thông qua những phương tiện duy nhất thích hợp, đó là, những thoả thuận chung chân thành; với các dân tộc, sao cho trong yên ổn và thanh bình và không bị kích động không thích đáng, họ cổ vũ những nỗ lực vì hoà bình về phía các nhà lãnh đạo của họ”.Đức giáo hoàng nói thêm :” Cùng với chúng tôi,toàn thể nhân loại hy vọng có được công lý,cơm bánh và tự do,chứ không phải sắt thép giết người và hủy diệt”. Những phần ghi âm được phát lại vào cuối tháng 8 trên Radio Vatican, đài đã gọi thông điệp nầy là “một cột mốc trong việc Giáo Hội phục vụ hoà bình”. Tương tư như thế, tờ Osservatore Romano,nhật báo Vatican, đã in bản văn những lời Đức giáo hoàng cảnh báo về chiến tranh,mô tả Đức Thánh Cha Piô XII như một nhân vật tiên tri bị những kẻ đang cầm quyền không biết đến. Một tuần sau khi Đức giáo hoàng đưa ra lời kêu gọi nầy, các đạo quân người Đức xâm lăng Ba Lan, khởi đầu cuộc chiến kéo dài sáu năm chưa từng có. Khi chiến tranh chấm dứt, ước lượng có 60 triệu người – đa số là thườg dân,gồm cả hơn 5 triệu người Do Thái ở Châu Âu – đã chết;những thành phố đổ nát và hàng triệu mngười vô gia cư hoặc bị di dời. Vai trò của Đức giáo hoàng Piô XII trong chiến tranh nầy đã bị đưa ra bàn cãi rất nhiều trong những năm vừa qua. Chống lại những lời lên án về sự thờ ơ trước nỗi tuyệt vọng của người Do Thái và sự thiếu hoạt động ở các mặt trận khác, Vatican đã đẩy mạnh việc bênh vực Vị giáo tông thời chiến nầy.

Đầu tháng 8, tờ nhật báo Vatican nầy đã đăng một bài phê bình nặng nề chính phủ các nước đồng minh vì đã không giúp đỡ những người Do Thái Châu Âu mặc cho họ có được thông tin chi tiết về vụ tàn sát người Do Thái (Holocaust). Bài viết nói sự không hành động của Hoa Kỳ và nước Anh tương phản với những nỗ lực kín đáo của Đức giáo hoàng Piô XII để cứu được càng nhiều người Do Thái càng tốt. Mới đây hơn, Vatican đã làm sáng tỏ những động thái công khai và riêng tư của Đức giáo hoàng Piô XII để thuyết phục các quốc gia chủ chốt đừng vựt qua lằn ranh đi vào chiến tranh. Là một nhà ngoại giao lành nghề, Đức Piô XII đã theo đuổi diễn tiến các sự kiện quốc tế một cách thận trọng và vào tháng 05.1939 đã kín đáo chủ động thúc đẩy các cuộc thương thuyết qua các sứ thần Tòa Thánh ở Đức,Ý,Pháp,Anh và Ba Lan.

Phát biểu với các hồng y trên thế giới vào tháng 6 năm đó, Đức giáo hoàng tóm tắt cho các Ngài về thế công ngoại giao của Người và cả bảy tỏ lạc quan trước sự hưởng ứng nó gây ra trong các chính phủ có liên quan. Những tuần tiếp theo đó, tuy vậy, những hy vọng ấy dần tan biến và sự thất vọng của Đức giáo hoàng có thể cảm thấy được. Như Người nói trong một bài nói chuyện hai tháng sau đó,”chúng tôi đã cố gắng và đã làm những gì trong quyền hành của chúng tôi để ngăn chặn hiểm hoạ chiến tranh, một cuộc chiến mà Người tiên đoán sẽ chưa từng thấy trong sự hủy diệt thân thể vá tinh thần” của nó”. Trong một bài viết ở trang đầu ngày 24.08, tờ báo Vatican đã nhắc lại tất cả những điều nầy và biện luận rằng Đức giáo hoàng Piô XII và các phụ tá của Người chưa bao giờ ngưng hoạt động vì hoà bình trải qua suốt cuộc xung đột nầy. Bài viết,do tổng biên tạp Giovanni Maria Vian ký tên, cho biết Đức giáo hoàng Piô XII “ đã giúp đỡ những người bị bách hại, không phân biệt một ai”, ở Roma và bên trong Vatican,trên khắp nước Ý và trong các nước Châu Âu khác.

Vian nói Giáo Hội đã khép lại tượng trưng một chương hoà giải về chiến tranh nầy với việc bầu vị giáo hoàng người Ba Lan Gioan-Phaolô II vào năm 1978 và vị giáo hoàng người Đức Bênêđictô XVI vào năm 2005 – hai nhân vật bãn thân đã chịu những hậu quả của cuộc chiến ấy,”những người con của các quốc gia lúc bấy giờ đối nghịch nhau” và cả hai đều nộng nhiệt ca ngợi Đức giáo hoàng Piô XII.

Những gì gây chú ý đến việc bênh vực mạnh mẽ gần đây nhất của Vatican đối với hồ sơ Đức giáo hoàng Piô XII, là không hề đề cập đến bất cứ điều gì về án phong thánh cho Người đang bị đình lại. Trước sự đồng thánh nhất trí đề nghị ủng hộ việc tôn phong Chân phước cho Đức Piô XII năm ngoái, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã lên tiếng rằng cả những người chỉ trích lẫn những người ủng hộ nên ngưng làm áp lực về vấn đề nầy .

 

HỒ SƠ VATICAN NÊU BẬT BI KỊCH TỬ SUẤT TRẺ SƠ SINH

(CNS 29.08) Theo một báo cáo của hãng tin Fides: Những cố gắng để giảm tử suất trẻ sơ sinh trên khắp thế giới đang cho thấy những kết quả tích cực,nhưng tỷ lệ tử vong của sản phụ vẫn còn rất cao trong các nước đang phát triển. Ngoài ra, con số trẻ sơ sinh tử vong được cải thiện tốt hơn, nhưng chỉ với một tỷ lệ rất thấp. Văn kiện nầy chứng minh cho thấy cái hố ngăn cách khổng lồ tiếp tục giữa các nước công nghiệp hoá và các nước nghèo nhất trong việc chăm sóc thai phụ, trẻ sơ sinh và nhi khoa. Fides, hãng tin thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo đã phát hành một văn kiện vào ngày 27.08 tóm tắt thống kê từ các tổ chức quốc tế, bao gồm UNICEF, Tổ chức Y Tế Thế Giới và Tổ Chức Nông Lương LHQ. Tử suất trẻ sơ sinh - đượx định nghĩa là tử vong trước khi lên 5 - khẳng định con số ước lượng 9,2 triệu vào năm 2007. Con số nầy là một cải thiện quan trọng kề từ năm 1990,khi mỗi năm có đến 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết. Các vùng chịu nặng nề nhất vẫn là Châu Phi Hạ-Sahara và Nam Á, trong khi Đông Nam Á và Bắc Phi có nhiều tiến bộ nhất.

.

TÂN LÃNH ĐẠO WCC NÓI RẰNG HỢP TÁC VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LÀ QUAN TRỌNG

(CNS 29.08) Vị tổng thư ký vừa đắc cử của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội (WCC = World Council of Churches) cho biết ông tin là cần phải duy trì và phát huy sự hợp tác với Giáo Hội Công Giáo. Mục sư Olav Fykse Tvelt,48 tuổi,một thành viên Giáo Hội [Tin Lành] Luther ở Na Uy, một nhà thần học và mục sư người Na Uy, nói với Radio Vatican ngày 28.08,một ngày sau khi Ông được bầu: “Sự cống hiến của Giáo Hội Công Giáo La Mã cho công trình thần học và cũng liên quan đến rất nhiều vấn đề xã hội và đạo đức học, là hết sức quan trọng…Giáo Hội Công Giáo La Mã là một giáo hội hoàn vũ và WCC về phần mình là một cơ chế có tính toàn cầu, và nó mở ra con đưòng lớn rộng cho nhiều cuộc trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ với nhau việc đánh giá những thách thức hiện hành. Ông nói ông đã hy vọng hội kiến Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, “nhưng không phải ngay tức khắc”, “tôi muốn nói với Người về những thách thức chung của chúng ta,nhưng cũng cả về đức tin chung của chúng ta”. Mục sư Tvelt nói với Radio Vatican :”Tôi đã nghe Người nói và tôi đã đọc các tác phẩm do Người viết và Người là một nhân vật hết sức quan trọng dối với sự hiểu biết giữa các Kitô hữu. Tôi nghĩ rằng chúng tôki sẽ có nhiều điều để thảo luận với nhau”. Giáo Hội Công Giáo La mã không phải là một thành viên trong WCC,mặc dù đã 40 năm một nhóm làm việc của WCC và Vatican đã thúc đẩy sự hợp tác và cộng tác.

 

CÁC HỌC GIẢ TIN LÀNH KÊU GỌI THẢO LUẬN RỘNG RÃI TÔNG THƯ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG.

(CWNews 24.08) Khoảng 68 nhà lãnh đạo hàng đầu Tin Lành phái Phúc Âm Hoa Kỳ đã tham gia vào một tuyên bố chung khuyến khích tất cả các Kitô hữu “hãy đọc,đấu tranh gay gắt và hưởng ứng tông thư Tình Thương trong Chân Lý (Caritas in Veritate) của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI. Tuyên bố lý luận rằng phê bình của Đức Thánh Cha về kinh tế toàn cầu đã đưa ra một chọn lựa Kitô giáo đối với những lợi ích đoàn thể và các ý thức hệ đảng phái. Trong những người đã ký, có : Richard Cizik, chủ tịch Tân Phái Phúc Âm; Richard Mouw, chủ tịch Chủng Viện Thần học Fuller; David Neff,chủ bút tờ Christianity Today (Kitô giáo Ngày Nay); Ron Sider, chủ tịch Phái Phúc Âm vì Hoạt Động Xã Hội; James Skillen,chủ tịch Trung tâm vì Công Lý Chung và Jim Wallia, chủ tịch Sojourners.

 

PHI-LUẬT-TÂN: DÒNG NGÔI LỜI ĐÁNH DẤU 100 NĂM TRUYỀN GIÁO Ở PHI-LUẬT-TÂN

(AsiaNews 23.08) Vào ngày lễ Đức Bà Mông Triệu năm 1909, các vị thừa sai tiên khởi của Dòng,Cha Louis Becket và Cha John Scheimann,đặt chân xuống cảng San Isidro. Trong vòng một thế kỷ,Cộng đoàn Dòng Ngôi Lời Philippines đã trở thành hội dòng nam lớn nhất ở quốc gia nầy, với 460 tu sĩ trong 3 tỉnh trên khắp quần đảo. Ngoài việc giúp đỡ trẻ em đường phố và người nghèo, các vị thừa sai đem Lời Chúa đến cho dân bản địa chưa biết đến Phúc Âm. Dòng Ngôi Lời được Thánh Arnold Janssen sáng lập năm 1875. Sau nhà mẹ được mở ở Steyl,Hà Lan,nay Dòng đã lan rộng đến 67 quốc gia với hơn 6.000 tu sĩ. Châu Á là nơi có nhiều ơn gọi nhất.Chỉ tính riêng ở Philippines đã có 537 thành viên,trong đó 170 người làm việc ở nước ngoài.Ở Việt-Nam, Dòng Ngôi Lời có 155 tu sĩ,trong đó 17 vị phục vụ tại Châu Phi,Úc,Paraguay và Thái Lan, được nâng từ Miền Dòng thành Tỉnh Dòng Ngôi Lời –Giuse ngày 31.03.2008 .

 

THÁI LAN : TRANH LUẬN VỀ NGUYỆN VỌNG SINH HỌC VÀ QUYỀN ĐƯỢC SỐNG

(AsiaNews 23.08) Ở Thái Lan,những vấn đề các ý nguyện sinh học và các quyền kết thúc sự sống được tranh luận tại hội nghị do Uỷ Ban Chăm Sóc Y tế Quốc Gia (NCH) tổ chức. Trong các hội nghị có toạ đàm về “quyền tự quyết” và “quyền được từ chối điều trị đối với bệnh ở giai đoạn cuối”. Những người tham dự cũng bày tỏ quan điểm và cảm tưởng về Đạo Luật Y Tế Quốc Gia 1997,khoản 12,thiết lập quyền của bệnh nhân được bố trí những giới hạn trong trường hợp bị hôn mê sâu hoặc sống tình trạng thực vật. Nó cũng quy định “các liệu pháp điều trị nhằm chấm dứt đau đớn” được cho phép.Chatree Charoensiri,tổng thư ký Uỷ Ban NCH,nói rằng nhiều nhân tố phải được xem xét trong khi duyệt lại khoản 12 của đạo luật nầy,trong các nhân tố đó có “luật pháp, xã hội,văn hoá và tôn giáo”,làm sao để vừa không làm bùng nổ ‘xung đột’,lại vừa có thể bản đảm ‘những lựa chọn của các bệnh nhân được tôn trọng”. Phra Phaisan Visalia,một nhà sư Phật giáo,nhấn mạnh rằng “đau đớn,khuyết tật và bệnh hoạn không nên bị coi như là những kẻ thù,nhưng nên được khôn ngoan chấp nhận”. Ông nhận định rằng “ con người phải chết một cái chết tự nhiên” mà không có những can thiệp từ bên ngoài hoặc những dụng cụ cấu thành một “an tử thụ động”, trên hết, luôn phải có sự tôn trọng sự sống. John Baptist Siranon Sanpetch, thuộc giáo phận Ratcahburi, đánh giá cao nền được xây dựng trong hoản 12,nhưng nói rõ rằng bất cứ ý muốn sinh học sau cùng nào cũng phải “tạo thuận lợi cho sự đồng ý giữa thầy thuốc và người bệnh về loại điều trị được áp dụng”. Thầy thuốc phải tiếp tục giảm nhẹ những triệu chứng của căn bệnh,nhưng các yếu tố phải được thống nhất  với “sự chăm sóc tinh thần và sự nâng đỡ của các người thân”. Toemsak Phungrasami,một chuyên gia ung thư ở trung tâm y tế tỉnh Songkhala nói rõ rằng bệnh nhân phả được nối vào một máy thở,ngay ảc khi máy nầy hiữ cho bệnh nhân ấy sống ‘dù chỉ một ngày”. Đúng là người bệnh “có thể nói lời chia tay với người thân và bạn bè”. “Chết cái chết tự nhiên là con đường tốt nhất; bệnh nhân phải luôn nhận được sự săn sóc cần thiết để giảm nhẹ các triệu chứng khi chúng xuất hiện.

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI, NGƯỜI BẢO VỆ - GIÁM SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

(CNS 23.08) Gần cuối tông thư “Tình Thương trong Chân Lý”,Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đã đưa vào một phân tích diễn đạt vắn gọn nhưng mạnh mẽ về ‘sự hiện diện ngày càng lan rộng khắp nơi” của các phương tiện truyền thông đại chúng và sức mạnh của chúng phục vụ những điều tốt lành hoặc vô đạo đức. Hai trang nói về truyền thông được chú ý một cách vừa đủ trong một tông thư tập chú vào các vấn đề kinh tế,nhưng chúng nhấn mạnh cách tiếp cận có tính cảnh báo và phê bình của Đức giáo hoàng đối với cuộc cách mạng các phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay. Đặc biệt,Đức Thánh Cha tập trung nhắm vào giả thuyết đang thịnh hành ở phương Tây rằng sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông hiện đại vào trong thế giới đang phát triển chắc chắn sẽ đem đến sự khai sáng và tiến bộ. Người viết : ”Chính vì các phương tiện truyền thông xã hội làm tăng khả năng những quan hệ kết nối với nhau và các trao đổi ý tưởng, do đó mà nó không khuyến khích tự do hoặc quốc tế hoá phát triển và dân chủ cho mọi người”. Đức TGM Claudio Celli,chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã hội vừa qua nói rằng Đức Thánh Cha không ngây thơ về những gì đang có.Đức TGM nói :”Người biết hết sức rõ những gì đang lưu hành trên các mạng thông tin lớn.Vì vậy mà Người nói chúng ta cần phải suy tư về việc gieo rắc từ ngữ và hình ảnh làm cho con người thoái hoá suy đồi và phải  ngưng tất cả những gì nung nấu hận thù và bất bao dung hoặc bất cứ cái gì làm tổn thương vẻ đẹp và sự thân mật riêng tư của tình dục con người”.

 

PHỤ NỮ NGƯỜI ANH RỜI BỎ HỘI ÂN XÁ QUỐC TẾ VÌ CHỐNG LẠI NẠO PHÁ THAI

(CNA 23.08) Bà Fiorella Nash mang ơn Hội Ân Xá Quốc Tế vì đã can thiệp để thân phụ Bà được trả tự do vào những năm thập niên 1970 và Bà coi việc ủng hộ tổ chức nầy là điều đương nhiên từ nhiều năm qua,nhưng vừa rồi Bà quyết định ngưng sự ủng hộ nầy,vì chương trình hành động ủng hộ nạo phá thai của tổ chức nầy. Nash mang thai khi Hội Ân Xá công khai quan điểm ủng hô nạo phá thai. Bà nói : “Tôi nghĩ: khi cha tôi ở trong một tình trạng không có khả năng tự vệ, tôi đã giúp cha tôi. Tôi sẽ làm gì bây giờ để giúp đỡ tương tự cho đứa bé chưa sinh không có khả năng tự vệ nầy?”. Đã từ nhiều năm qua,Bà làm việc với tổ chức phi chính phủ nầy,cho tới khi Bà biết được quan điểm ủng hộ nạo phá thai của tổ chức. Vì được sáng lập bởi một luật sư Công giáo người Anh,Peter Benenson, Hội Ân Xá đã là một trong những tổ chức nhân quyền nhận được sự ủng hộ của các tín đồ Công giáo và Tin Lành ở Anh nhiều nhất. Gần cuối tháng 8.2007,Hội Ân Xá làm dậy lên cơn giận của những mạnh thường quân với việc lộ ra ý định mở chiến dịch ủng hộ nạo phá thai. Quyết định chuyển từ không có lập trường về nạo phá thai sang mở chiến dịch ủng hộ nạo phá thai dẫn đến việc các giám mục và giáo dân trên khắp thế giới rút lui khỏi danh sách thành viên Hội, và gọi chương trình nạo phá thai là một sự phản bội các nguyên tắc sáng lập của tổ chức.

 

LÃNH ĐẠO DO THÁI GIÁO HOA KỲ: TUYÊN BỐ CỦA CÁC GIÁM MỤC CÓ THỂ LÀM HẠI ĐỐI THOẠI

(CNS 23.08) Các lãnh đạo Do Thái giáo Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về một tuyên bố tháng sáu do các giám mục Hoa Kỳ đưa ra để làm sáng tỏ một văn kiện năm 2002,làm dấy lên những thắc mắc về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội và quan hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng Do Thái giáo. Trong một bức thư gửi HĐGM Công Giáo Hoa Kỳ, các lãnh đạo nầy nói rằng do tuyên bố nầy,cuộc đối thoại giữa hai tuyên tín chịu rủi ro. Các đại diện của Liên Minh Chống phỉ báng và Uỷ Ban Do Thái giáo Hoa Kỳ cùng các giáo sĩ từ nhiều chi nhánh Do Thái giáo khác nhau đã gửi bức thư ngày 20.08. Họ phản ứng với một một giải thích soi sáng văn kiện năm 2002 vào tháng sáu,có tên là “ Suy Tư về Giao Ước và [sứ mệnh]Truyền Giáo”, do những người tham dự một cuộc đối thoại giữa Hội Đồng Quốc Gia các Hội Đường Do Thái và Uỷ Ban Các Vấn Đề Liên Tôn HĐGM Hoa Kỳ. Nữ tu Dòng Thương Xót Mary Ann Wlash,giám đốc quan hệ truyền thông đại chúng HĐGM Hoa kỳ, nói ngày 21.08 :“Cuộc đối thoại Công Giáo – Do Thái giáo rất quan trọng đối với các giám mục Hoa Kỳ từ 50 năm qua. Các giám mục Hoa Kỳ vừa nhận được bức thư nầy và hiện đang nghiên cứu lá thư”. Trong một ghi chú ngày 18.06, các uỷ ban HĐGM Hoa Kỳ về Tín Lý và về các Vấn Đề Đại Kết và Liên Tôn nói rằng phần đoạn Công giáo của văn kiện 2002 “chứa đựng một số tuyên bố không đủ chính xác và có khả năng gây hiểu lầm”.

 

ẤN ĐỘ : VIỆC BỊ ĐẶT VÀO DANH SÁCH CẦN THEO DÕI LÀ MỘT LỜI CẢNH TỈNH CHO ẤN ĐỘ

(CNS 23.08) Một nhà lãnh đạo Công giáo nói rằng phán quyết do Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tông Giáo xếp Ấn Độ vào danh sách cần theo dõi do thành tích nghèo nàn về bảo vệ các thiểu số tôn giáo,là một lời cảnh tỉnh với đất nước nầy. Cha Babu Joseph,phát ngôn nhân HĐGM Công giáo Ấn Độ, nói rằng báo cáo của uỷ ban nầy chỉ ra quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về sự thất bại liên tục của Ấn Độ trong việc kìm chế sự bất bao dung tôn giáo. Uỷ ban nầy,một nhóm độc lập hàng năm thực hiện một cuộc điều tra về tự do tôn giáo, ngày 12.08 đã cho biết Ấn Độ chưa phản ứng đủ đối với những vụ tấn công các thiểu số tôn giáo trong những năm vừa qua. Các tài liệu của uỷ ban nầy được đưa ra mấy ngày trước kỷ niệm lần đầu bạo lực chống lại các Kitô hữu ở bang Orissa Đông Ấn, cũng như đối với người Hồi giáo ở bang Gujarat vào năm 2002.

 

ÁI NHĨ LAN : XIN NGƯNG VIỆC TUYỂN NGƯỜI  ĐỂ ĐÀO TẠO THÀNH LINH MỤC

(CWNews 24.08)Không đồng tình với câu trả lời của Hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan đối với Bản Báo Cáo Ryan vừa qua – đưa ra bằng chứng về lạm dụng tình dục có hệ thống trong các cơ sở giáo dục – Cha Aidan Troy, một linh mục nỗi tiếng, đã đề nghị Giáo Hội Ái Nhĩ Lan ngưng việc tuyển người để đào tạo thành linh mục. Ngài nói :”Giáo Hội phải ngưng ngay việc tuyển mộ nầy, cải tổ và tổ chức lại trước đã, sau đó mới bắt đầu tuyển sinh lại, thay vì cứ nói “vụ lạm dụng tình dục nầy thật khủng khiếp” nhưng để mặc nó tiếp tục đi theo vết đổ cũ. Chúng ta đang có một Giáo Hội tan vỡ,đầy thương tích và những vết thương nầy đều do tự mình gây nên”. Năm 2001,tại Belfast, Cha nổi tiếng vì bênh vực các học sinh Công giáo trước những tấn công của nhóm Trung Thành bất đồng (Loyalist)

Ngày 26.08, HĐGM Ái Nhĩ Lan (ICBC) đã loan báo rằng 36 tân chủng sinh (theo tin hãng CNA,trong khi CWNews đưa tin là 38.ND) sẽ bắt đầu năm học mới. Các tân chủng sinh có tuổi đời từ 18 đến 40 và đến từ nhiều lãnh vực giáo dục và ngành nghề.  ĐGM Donal McKeown,chủ tịch uỷ ban đặc trách Ơn Gọi,cho biết tin tức nầy là nguồn động viên lớn cho các giáo xứ và nhiều tổ chức khác đang cổ vũ ơn gọi. Đây là con số cao nhất lể từ năm 1999,năm có 46 chủng sinh gia nhập chủng viện.

 

HOA KỲ: ĐÌNH CÔNG TUYỆT THỰC PHẢN ĐỐI VIỆC THUYÊN CHUYỂN LINH MỤC

(CWNews 24.08) Năm phụ nữ Công giáo thuộc giáo phận Venice,bang tây nam Floroda, đã quyết định tuyệt thực sau khi Đức giám mục Frank Dewane thuyên chuyển hai cha đang phục vụ giáo xứ họ.Một trong năm bà,Teresa Rodriguez,42 tuổi, nói : ”Chúng tôi sẽ không ăn cho tới khi Đức giám mục cho chúng tôi một câu trả lời”. Cha Victor Caviedes đã phục vụ tại giáo xứ Công giáo Misio de Jesus Obrero được năm năm ba tháng; còn Cha Sofonias Ortez thì mới tám tháng. Không linh mục nào có mặt ở đó,nhưng Cha Cabiedes,khi được tiếp xúc,cho biết ngài ngạc nhiên vì phản ứng từ cộng đoàn: “Tôi phải phó thác điều nầy trong tay Chúa,nhưng cộng đoàn có quyền thắc mắc,dù tôi tôn trọng quyết định của giáo phận và giám mục của tôi”.

 

BỐN MƯƠI NĂM LIÊN ĐOÀN KINH THÁNH CÔNG GIÁO

(ZENIT 24.08) Liên  Đoàn Quốc Tế Kinh Thánh Công giáo (FBC) do Đức giáo hoàng Phaolô VI muốn có sau Công Đồng, ra đời ngày 16.04.1969 và như vậy đã mừng kỷ niệm 40 năm thành lập. Tờ Osservatore Romano số ra ngày 23.08 đã chúc mừng lễ kỷ niệm nầy. Với Đức Phaolô VI,đó là một cách thức để đưa hiến chế tín lý Công Đồng về Mạc Khải Thiên Chúa, DEI VERBUM ,vào thực hành. Cơ quan nầy hiện có mặt ở 134 quốc gia và nỗi bật “nhờ chứng từ tính đa nguyên trong sự hiệp nhất đức tin nhờ vào một sự tận dụng sống động và đầy năng động Kinh Thánh  phù hợp với giáo huấn Giáo Hội”, như lời tờ OR viết. FBC có 330 cơ sở thành viên có mục đích “giúp mọi người sống thông điệp đem lại sự sống là Kinh Thánh trong cuộc sống hằng ngày của họ”. Trang Internet của FBC có nhiều thứ tiếng. Ăn rễ sâu trong Giáo Hội Công giáo và nhắm cổ vũ và vận động ý thức tầm quan trọng độc nhất vô nhị của Kinh Thánh ở mọi cấp độ đời sống Giáo Hội, FBC mở ra với đối thoại đại kết và liên tuyên tín. Nó ca ngợi và khích lệ lòng bao dung và tôn trọng các nền van hoá và tôn giáo khác. Nó cũng dấn thân tích cực vào công việc hoà giải,công lý và hoà bình.

 

VATICAN CẢI CHÍNH : TRƯỚC MẮT KHÔNG CÓ THAY ĐỔI PHỤNG VỤ

(ZENIT 24.08) Không có sửa đổi nào về các sách phụng vụ Công giáo được hình dung lúc nầy : Vatican phủ định những tin đồn đăng trên các mạng internet hoặc trong các cơ quan báo chí. Cha Dòng Khổ Nạn Ciro Benedettini, phó giám đốc văn phòng báo chí Toà Thánh, hôm nay đã đưa ra lời phủ nhận các đồn đoán về những thay đổi trong lãnh vực phụng vụ, trong một tuyên bố được Radio Vatican lấy lại :” Cho tới nay, không có đề nghị có tính tổ chức liên quan đến một sửa đổi các sách phụng vụ hiện đang dùng”. Quả thức,Andrea Tornielli của tờ nhật báo Ý Il Giornale, đã đưa tin rằng Thánh Bộ Phương Tự đã đệ trình Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI một danh sách đề xuất những thay đổi các tiêu chí phụng vụ đối với Thánh Lễ. Những gợi ý nầy,theo Tornielli, đã được phê duyệt tại một hội nghị của Thánh Bộ vào tháng Ba, đượcthiết kế để phục hồi cảm thức lớn hơn về tính chất thánh thiện thiêng liêng, có thể sẽ là “cải tổ của cải tổ” mà Đức Thánh Cha đã theo đuổi trong phụng vụ,với việc làm cho Novus Ordo (Thánh Lễ cử hành theo Sách Lễ được qui định bởi Đức Phaolô VI) thêm phong phú với những yếu tố phản ảnh phụng vụ Thánh Lễ Triđentinô. Trong các đề nghị nầy,có lời kêu gọi chấm dứt rước lễ bằng tay và quay lại các  dâng lễ ad orientem (quay mặt hướng bàn thờ). Tin do Il Giornale không được Vatican xác nhận,nhưng Tornielli đã có một sưu tập về việc tiên đoán nhiều triển khai quan trọng ở Vatican.

 

VIỆT-NAM : LINH MỤC BÊNH VỰC CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG BỊ BÊU RẾU TRÊN TRUYỀN HÌNH

(AsiaNews 24.08) Cha Phan Văn Lợi,linh mục thuộc giáo phận Huế, đã tố cáo những chương trình truyền hình trong đó một số người bất đồng bị buộc phải ‘thú tội” và cầu xin nhà nước tha thứ. Tối 19.08, một chương trình truyền hình dài 10 phút đem ra trước công chúng năm nhà hoạt động vừa bị bắt giữ ‘cúi đầu thừa nhận những tội ác chống lại nhà nước Việt-Nam”.Ngày hôm sau,tin nầy được hơn 700 nhật báo và ấn phẩm chính phủ đưa tin và nhấn mạnh. Báo Nhân Dân,tờ báo đảng công sản, nêu danh sách họ và kết luận rằng họ” đã nhận tội và xin khoan hồng”. Tất cả đều đã bi bắt giữ trong các tháng vừa qua vì bị buộc tội “đe doạ an ninh quốc gia”. Trên thực tế,họ đã phân phát những tờ bướm,biểu ngữ,thơ và ac1c bài viết ủng hộ dân chủ trên internet và đều kết nối cách nầy hay cách khác với tổ chức  Blog 8406,một phong trào với 2.000 thành viên,ủng hộ tự do ngôn luật và một hệ thống đa đảng ở Việt-Nam. Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) yêu cầu chính phủ Việt-Nam trả tự do cho tất cả những nhà hoạt động vì dân chỉ bị bắt giữ những tháng vừa qua và bảo đảm cho họ tự do ngôn luận. Theo HRW, Cha Lợi cũng có nguy cơ bị bắt giữ.

 

PHÁP : CÁC GIÁM MỤC TỐ CÁO CHỦ NGHĨA BÀI DO THÁI CỦA MỘT TÀI LIỆU GIẢ

(ZENIT 24.08) Một thông cáo chính thức trên cổng thông tin Giáo Hội Công giáo Pháp chỉ ra rằng “:một số giám mục, cộng đoàn dòng tu và các phương tiện truyền thông đại chúng Công giáo đã nhận được một văn kiện đề ngày 01.07.2009, giả mạo chữ ký Cha Patrick Desbois và mạo xưng danh nghĩa Ban quan hệ với Do Thái Giáo của HĐGM Pháp” [là ban mà Cha Desbois làm giám đốc]. Đây là một tài liệu giả, chứa đựng những ý kiến mang tính cách bài Do Thái và phủ nhận [lịch sử] những vụ tàn sát người Do Thái [thời thế chiến II]. Tài liệu có tên “Lịch sử, đức tin và Vụ Tàn Sát dưới ánh sáng Công đồng Vatican II”. Cha Patrick Desbois “đã thưa kiện X, nhất là việc mạo danh,sau khi phổ biến một tài liệu phủ nhận [vụ tàn sát] gán do ngài một cách sai lầm”. Cha Patrick Desbois là một linh mục Công Giáo làm chủ tịch Hội Yahad – In Unum và đã nhận được nhiều danh hiệu trong khuôn khổ những công việc nầy,ở Pháp,ở Mỹ và ở Israel.

 

VỊ THUYẾT GIÁO NGƯỜI ANH BỊ CẢNH SÁT CẢNH CÁO DO TRÍCH DẪN KINH THÁNH VỀ ĐỒNG TÍNH

(CWNews 24.08) Trung Tâm Pháp Lý Kitô giáo đưa tin : Một vị giảng thuyết đường phố người Anh phái Tin Lành Phúc Âm (Luther) đã bị cảnh sát cảnh cáo rằng ông sẽ đối diện lệnh bắt giữ nếy tiếp tục trích dần những đoạn Kinh Thánh ám chỉ sự vô luân của các hành vi đồng tính dục. Tổ chức nầy áco buộc rằng Miguel Hayworth “đã được cho biết rõ ràng rằng việc đọc Kinh Thánh và giảng thuyết có thể gây chướng tai gai mắt và họ có thể bị bắt giữ”,và nói thêm rằng ông và cha ông,người cùng giảng thuyết với ông,”bị lăng mạ và bị đe doạ”.

 

VATICAN BÁC BỎ VIỆC DÒNG MARYKNOLL BẦU THẦY TRỢ SĨ LÀM BỀ TRÊN

(NCR 24.08)  Vatican đã phủ quyết một cuộc bầu cử của Dòng MaryKnoll,đã chọn một thầy trợ sĩ làm bề trên Dòng ở Hoa Kỳ. Thay vào đó,Vatican đã chỉ thị rằng Maryknoll phải chọn một giáo sĩ vào vị trí đó. Phán quyết nầy,được thông báo cho Dòng Maryknoll vào đầu tháng tám,phù hợp với các quy định ban đầu của Vatican rằng trong các dòng tu gồm cả linh mục và trợ sĩ, thì quyền bính chính thức phải được các linh muc thực thi. Năm 2002, Vatican đã huỷ bỏ một cố gắng của Dòng Phan Sinh bầu một thầy trợ sĩ làm bề trên tỉnh dòng ở Tỉnh Dòng Detroit – St.Joseph. Chung chung,những người quan sát Giáo Hội cho rằng đường lối hành động nầy là nhằm bảo vệ thần học sự kế vị tông đồ, trong đó quyết định việc tạo quyền lực trong Giáo Hội được cho là tuôn ra qua bí tích truyền chức thánh. Dù các thầy trợ sĩ cũng có các lời khấn và chung chung được coi ngang hàng nhau bên trong các cộng đoàn, nhưng theo giáo luật, họ vẫn chỉ là giáo dân. Phán quyết nầy có nghĩa là Thầy Wayne Fitzpatrick, người được bầu tháng năm vào chức vụ bề trên miền ở Hoa Kỳ không nhận nhiệm vụ nầy. Các cuộc bầu mới hiện đang được tiến hành và sẽ có kết qủa vào cuối tháng tám,trong khi Thầy Fitzpatrick tiếp tục làm giám đốc dòng về giáo dục và đào tạo suốt đời. Cha Ed Dougherty,bề trên tổng quyền dòng Maryknoll, cho NCR biếg rằng hiến pháp Dòng định rõ rằng nếu một thầy trợ sĩ được bầu vào một số chức vụ nhất định, thì Dòng phải xin phép Roma.Vì Maryknoll là một hội truyền giáo, Dòng nằm dưới phạm vi quyền hành của Thánh Bộ Truyền Giáo,tức là cớ quan Vatican trông coi hoạt động truyền giáo. Cha cho biết đã xin Thánh Bộ nầy chấp thuận việc bầu Thầy Fitzpatrick,hy vọng rằng việc một đa số những người bỏ phiếu là linh mục, kết hợp với uy tín lãnh đạo của Fitzpatrick trong Dòng sẽ giúp vượt qua sự mạo muội nầy (Thầy Fitzpatrick trước đó đã phục vụ hai khoá tại Hội đồng tư vấn Dòng ở Hoa Kỳ và giữ chức tổng thư ký toàn Dòng đã 12 năm nay. Hêm nữa,Vatican đã phê chuẩn kết quả bầu một thầy trợ sĩ làm phó bề trên miền ở Kenya đã 12 năm rồi. Ngài cho biết các thành viên của Dòng “hết sức thất vọng” vì phán quyết của Vatican, vì họ thấy mình đã chọn được “nhân vật tốt nhất cho công việc nầy”. Ngài thắc mắc về lô-gic cho rằng chức vụ một bề trên trong một dòng tu phải là một linh mục, với lập luận rằng một thầy trợ sĩ có thể làm ‘cùng những điều đó hoàn toàn” giống như một linh mục về việc quản trị. Cha Dougherty nói về phán quyết của Vatican : Vẫn còn mộtsuy nghĩ mang tính phẩm trật trong đó việc có một thầy trợ sĩ tên một linh mục là một vấn đề. Có một sự lo ngại về một chiều hướng làm hỏng việchành động có thể dễ dàng dẫn đến thất bại,của con lạc đà chúi mũi dưới lều” dẫn đến xói mòn quyền bính linh mục. Nói chung, sự miễn cưỡng phải nhìn các thầy dòng được bầu vào những vị trí quyền bính trên các linh mục là một phần của cuộc tranh luận âm ỉ từ lâu trong Giáo Hội về việc một giáo dân có thể thực thi bao nhiêu quyền lực. Mặc dầu Bộ Giáo Luật định rõ rằng “quyền lực caiq aủn” thuộc về các linh mục,vì được nối kết với bí tích chức thánh, một sự xét duyệt bộ luật nầy nvào năm 1983 cũng nói rằng hàng giáomgột tiểu luận năm 2007, Cha Dòng Vinh Dơn Paul Golden,nguyên chủ tịch Hội Giáo Luật Hoa kỳ, đã mô tả việc thiều sự chính xác về hàng giáo dân và quyền cai quản như là ‘một ví dụ tốt cho việc luật [phải]chờ đợi cho đến khi nào các thảo luận thần học soi sáng được vấn đề nầy,trước khi một tiêu chí được đưa ra’. Khuynh hướng của Vatican hướng về một quan điểm  hạn chế về khả năng các giáo dân thục thi việc cai quản được hiểu cách chung như một phần của một nỗ lực nhằm duy trì tính minh bạch rành rẽ của chức vụ linh mục được truyền chức thánh, đến lượt nó được lôi kéo bởi một ước ao tăng cường một ý thức mạnh mẽ của căn tính Công giáo ngược với chủ nghĩa thế tục - một nhiệm vụ năm 2007 được ĐHY người Ý Tarcisio Bertone, nhân vật số hai Vatican, coi là “ưu tiên số một” của triều đại Giáo Hoàng Biển Đức XVI. MaryKnoll, ban đầu được gọi là “Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Công Giáo của Hoa Kỳ” là một dòng có trụ sở ở Hoa Kỳ tập chú vào công việc truyền giáo hải ngoại, gồm cả Đông Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Dòng sẽ mừng kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2010.

 

ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN FORT WAYNE  NHẮC LẠI PHẢN ĐỐI VỚI [ĐẠI HỌC] NOTRE-DAME

(CWNews 25.08) ĐGM John D’Arcy,giáo phận Fort Wayne,bang Indiana, người đã khiển trách Đại học Notre-Dame vì đã mời tổng thống Obama nhận một giải thưởng ngày phát bằng, đã nhắc lại tranh luận nầy trong một bài viết đăng trong tạp chí America Magazine. ĐGM D’arcy giải thích rằng với tư cách là thầy dạy và chủ chăn giáo phận nầy, Ngài buộc phải phản đối vinh dự dành cho một nhà lãnh đạo chính trị mà quan điểm bất đồng với giáo huấn Giáo Hội và với luật tự nhiên. ĐGM lập lại lời than phiền rằng Ngài không hề được tham khảo ý kiến về lời mời nầy. Ngài ca ngợi các sinh viên đã tổ chức những buổi phản đối chống lại cuộc thăm viếng của ông Obama. Quan trọng hơn hết,Ngài nói rằng trường đại học Công giáo nầy phải nghiêm túc suy nghĩ về quan hệ của nó với Giáo Hội. Đức Cha kêu gọi xem xét lại các ý tưởng  do những người đứng đầu các đại học Công giáo đưa ra trong Tuyên Bố Land O’Lakes, vốn nhấn mạnh tính chất độc lập với Huấn quyền [Hội Thánh]. Cuối cùng, một câu hỏi căn bản hơn : Các đại học Công Giáo lớn sẽ tìm kiếm một ánh sáng soi dẫn ở đâu trong những năm trước mắt?

 

XE ỦI  SAN BẰNG NHÀ THỜ TAM TOÀ, BÁC BỎ YÊU CẦU CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO

(AsiaNews 25.08) Ngày 20.08, chính quyền thành phố cho xe ủi đến san bằng những mảnh nhỏ cuối cùng của nhà thờ Tam Toà,chỉ chừa lại duy nhất tháp chuông còn đứng. Mấy ngày trước đây,17.08,phó chủ tịch uỷ ban nhân dân Đồng Hới đã ra một sắc lệnh (số 137/TB – UBND) chuyển đổi nhà thờ Tam Toà thành một công viên. Giấy nầy cũng tương tự sắc lệnh được đưa ra trong các trường hợp Tòa Khâm Sứ cũ và nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội. Trong cả ba tình huống, tín hữu Công giáo đều yêu cầu chính phủ trả lại cho các chủ nhân hợp pháp những đất đai mà chính quyền muốn dùng cho hoạt động buôn bán bất động sản riêng. Trước sự phản đối quyết liệt của người Công giáo, chính phủ quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng và biến chúng thành những công viên.

 

CHUYÊN GIA CỦA VATICAN : CÁC GIÁO XỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG HÒN ĐẢO TÁCH NHAU.

(CNA 25.08) Cha Nikolaus Schoch,OFM,phó Chưởng Lý Toà Ân Giải Tối Cao, nói trong một hành trình đi Peru tuần nầy, rằng trong các thách thức của thế giới ngày nay, thì các giáo xứ không được trở thành những hòn đảo tách xa nhau, nhưng phải hoà nhập với giáo phận và cần lôi cuốn được giáo dân cùng làm việc và các phong trào [thuộc] giáo hội….Các giáo xứ - và cả các giáo phận – dù có quyền tự quản riêng,”là những bộ phận sống động của Thân Thể độc nhất Chúa Kitô,Giáo Hội duy nhất,người chào đón và phục vụ cả những thành viên cộng đồng địa phương lẫn những ai, vì lý do nào đó, vào một thời khắc nhất định, cho thấy dấu hiệu có ơn sủng của Chúa trong lương tâm hoặc trong cuộc sống của người đó”. Các cha quản xứ không được thực hiện thừa tác vụ của mình biệt lập nhau,nhưng là liên kết với các linh mục khác và dưới sự hướng dẫn của các lãnh đạo Hội Thánh. Ngài kêu gọi các linh mục “hãy xây dựng một sự hiểu biết và cảm thông với nhau và làm việc chung nhau,nhất là giữa các linh mục trẻ và các linh mục cao tuổi…Các cha quản xứ không buộc phải đích thân thực hiện từng công việc trong giáo xứ,nhưng đúng hơn họ nên hướng dẫn những ai hỗ trợ họ,sao cho mọi hoạt động mục vụ được hoàn tất với giáo lý đúng đắn và kỹ luật giáo hội. Các linh mục phải giúp giáo dân khám phá và chu toàn ơn gọi đặc thù của họ hiệp thông với các tín hữu khác”. Tuy nhiên – Ngài cảnh báo - phải tránh mọi hình thức loại trừ hoặc cô lập trong đời sống giáo xứ và các giáo xứ phải được giữa không trở thành những tổ chức quản lý, mà quên đi các nhu cầu thiêng liêng của các giáo dân

 

700.000 NGƯỜI TẠI HỘI NGHỊ RIMINI “HIỆP THÔNG VÀ GIẢI PHÓNG”.

(CWNews 25.08) Jeb Bush, Tony Blair, Mary Ann Glendon, Robert George, Chủ tịch Liên Minh Châu Âu và rất nhiều nhân vật trong giới đạo,chính trị và trí thức Châu Âu sẽ phát biểu tuần nầy tại Hội Nghị Rimini lần thứ 30, hội nghị lần nầy liên kết với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng. Chủ đề hội nghị lần nầy là “Sự hiểu biết luôn là một sự kiện”. Trong một thông điệp gửi những người tham dự hội nghị, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI viết :”Có thể đặt ra câu hỏi liệu có sự hiểu biết nào cần thiết cho con người hơn là sự hiểu biết về Đấng Tạo Hoá của con người; liệu có một sự hiểu biết nào được mô tả một cách thích đáng hơn bằng từ ‘cuộc chạm trán’ cho bằng mối quan hệ nền tảng vốn hiện hữu một cách hoàn toàn đúng giữa tinh thần con người và Thần Khí Chúa”.

 

NGA : TOÀ ÁN MOSCOW TUYÊN 14 NĂM TÙ GIAM CHO NGƯỜI SÁT HẠI CHA DÒNG TÊN NĂM 2008

(CNS 27.08) Hãng tin Interfax đưa tin rằng ngày 25.08, hội đồng xét xử đã tuyên Mikhail Orekhov có tội trong vụ sát hại linh mục Dòng Tên Victor Betancourt,42 tuổi,mà thi thể đã được tìm thấy ngày 28.10.2008. Hãng tin nầy cũng cho biết hội đồng xét xử nầy phán quyết Orekhov vô tội về vụ sát hại Cha Dóng Tên Otto Messmer,47 tuổi,cũng tìm thấy cùng lúc. Orekhov đã bị buộc tội cả hai vụ giết người nầy. Tong một tuyên bố ngày 26.08, trụ sở chính Dòng Tên ở Roma bày tỏ thất vọng sâu xa về bản án nầy,vì toà án đã bỏ qua trường hợp kẻ sát hại Cha Messmer và cho biết các tu sĩ Dòng Tên ở Nga đang xem xét những biện pháp luật cần thêm,nhằm làm sáng tỏ những nghi vấn còn tồn tại nầy.

 

VATICAN : ĐỨC HỒNG Y BERTONE THÚC GIỤC CÁC LINH MỤC GIẢNG VỀ VIỆC XƯNG TỘI

(CWNews 27.08) Trong một thông điệp nhân Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc nước Ý lần thứ 60,dâng hiến cho Bí Tích Thống Hối, ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Tarcisio Bertone đã nhắc nhở những người tham dự về lời hiệu triệu của Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI,rằng các linh mục phải dạy giáo lý cho các tín hữu về Bí Tích Thống Hối. Trích dẫn lời Đức Giáo Tông, Ngài viết :”Như tất cả mọi Bí Tích khác, Bí tích Thống Hối cũng đòi buộc dạy giáo lý trước và một giáo lý khai tâm để hiểu sâu xa hơn về bí tích nầy : ‘qua các nghi thức và lời cầu nguyện’ (per ritus et preces). Ngài nói :”Thời nay, việc đào tạo đúng đắn lương tâm các tín hữu chắc chắn là một trong những ưu tiên mục vụ hàng đầu,bởi vì thật đáng tiếc, như Ta đã  nhiều lần khẳng định vào những dịp khác,trong mức độ rằng ý thức về tội đã bị mất, cảm xúc có tội gia tăng, nhưng người ta tìm cách loại bỏ nó bằng việc nại đến những phương thuốc xoa dịu tạm thời không xứng hợp” và trích dẫn lời Đức Thánh Cha lưu ý :” Những dụng cụ  mục vụ thiêng liêng vô giá rất nhiều góp phần vào việc đào tạo lương tâm, phải được phát huy ngày càng tăng”.

 

DÒNG THỪA SAI ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM (CLARET) ,BẦU LẠI CHA ABELLA LÀM BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN

(CNA 27.08) Kết thúc Tổng Tu Nghị ở Roma, các tu sĩ Dòng Claret đã bầu lại Cha Jose Maria Abella làm Bề Trên Cả với nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2015. Ngài đã phục vụ Dòng 18 năm tại trụ sở chính của Nhà Dòng và làm bề trên cả từ 01.09.2003. Trước khi diễn ra Tổng Tu Nghị, các tu sĩ Claret đã tĩnh tâm với ĐHY Franc Rode,tổng trưởng Thánh Bộ Các Dòng Tu Tận Hiến và Các Tu Hội Đời. Trong bài giảng lễ,ĐHY Rode nhìn nhận “công trình tông đồ qúy giá và được qúy trọng mà các thừa sai Dòng Claret đã làm cho Giáo Hội”,gồm cả “công việc đào tạo các những người rao giảng Tin Mừng tương lai, dù ở trong các giáo xứ hoặc trong các điểm truyền giáo”. Ngài cũng kêu gọi các tu sĩ Dòng Claret luôn tìm kiếm kinh nghiệm cá nhân sâu xa hơn với Thiên Chúa,hợp nhất với Giáo Hội và các mục tử Giáo Hội. Kinh nghiệm nầy quan trọng cho bất cứ ai trong việc rao giảng Tin Mừng và cần để đương đầu với những thách thức của công việc Phúc Ăm hóa nền văn hoá nầy được tiêu biểu bằng thuyết tương đối vốn ‘phủ nhận khả năng nhận biết chân lý”.

 

TÂN ĐẠI SỨ HOA KỲ BÊN CẠNH TOÀ THÁNH

(ZENIT 27.08) Một thông cáo từ toà đại sứ Hoa Kỳ cho biết : ngài Miguel Humberto Díaz,tân đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Toà Thánh, đã tới Roma ngày 27.08 cùng với gia đình và chờ trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Tân đại sứ đã tuyên thệ ở Washington ngày 21.08 và sẽ nhận nhiệm sở chính thức sau khi đã viếng thăm Đức giáo hoàng theo truyền thống,kèm theo hai diễn văn rất được chờ đợi. Ngài Miguel Díaz năm nay 45 tuổi,gốc Cuba và hiện đang dạy thần học tại Đại học St John và Cao Đẳng St Benedict,bang Minnesota,cho biết :”Tôi rất vinh dự được phục vụ tổng thống Obama và đất nước Hoa Kỳ trong nhiệm vụ mớn nầy và sẽ là một vinh dự hết sức lớn lao được gặp Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI”. Ông cũng nhấn mạnh: “hết sức vui mừng đón nhận” cơ hội “đào sâu và mở rộng các quan hệ đặc biệt đã được thiết lập giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh trong 25 năm bang giao”.

 

ANNA SANTANIELLO,PHÉP LẠ LỘ-ĐỨC THỨ 67 ĐƯỢC CHÍNH THỨC THỪA NHẬN

(ZENIT 27.08) Ngày 09.11.2005, Văn phòng y khoa Lộ-Đức đã ghi nhận việc một phụ nữ người Ý,Anna Santaniello, được lành bệnh mà khoa học không thể giải thích được, là người thứ 67 được ơn phép lạ trong lịch sử Lộ Đức. Ngày 19.08.1952, khi ấy bà 41 tuổi và bị bệnh và đã được chữa lành sau khi tắm ở Hồ bơi tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ-Đức nhân một cuộc hành hương. Anna Santaniello bị bệnh tim rất nặng sau khi bị bệnh thấp khớp cấp,kéo theo việc khó khăn khi nói và không thể đi đứng được,kèm theo các cơn ho suyển, môi mặt xanh tím và phù nề các chi dưới.

 

CHUẨN BỊ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH MẸ TERÊXA CALCUTTA

(CNS 28.08) Các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái đã đưa ra một năm những chương trình cử hành kỷ niệm 100 năm ngày sinh Mẹ Têrêxa Calcutta vào năm 2010. Ngày 26.08,trong Thánh Lễ đánh dấu ngày sinh thứ 99 của Vị Chân Phước Nữ Tu sáng lập Dòng, Đức Tổng Giám Mục nghỉ hưu Henry D’Souza giáo phận Calcutta nói :”100 năm ngaỳ sinh của Mẹ Têrêxa bắt đầu từ hôm nay”. Soeur Mary Prema,tổng phụ trách Dòng, cho biết những lễ mừng kỷ niệm sẽ bế mạc vào ngày 26.08.2010. Trong năm kỷ niệm nầy,”món quà tốt nhất mà tất cả chúng ta có thể chuẩn bị cho sinh nhật thứ 100 của Mẹ, chính là nỗ lực trở thành những máng thông tình yêu và bình an của Chúa cho người nghèo”. Mẹ Têrêxa Calcutta,tên khai sinh Agnes Gonxha Bojaxhiu,sinh ngày 26.08.1910 trong một gia đình thiểu số Albanie ở Skopjie (ngày nay là Macedoine). Mẹ đến Calcutta với tư cách một thành viên Dòng Đức Trinh Nữ Maria (Loreto) vào năm 1929 và đã sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950. Mẹ qua đời năm 1997 và được tôn phong Chân Phước năm 2003.

 

CÁC GIÁM MỤC ĐỨC VÀ BA LAN ĐƯA RA TUYÊN BỐ VỀ THẾ CHIẾN THỨ HAI

(CWNews 28.08) Các vị lãnh đạo HĐGM Công giáo Đức và Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố chung nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày khởi đầu Đệ nhị Thế Chiến. Tuyên bố viết :” Sau cuộc xâm lăng đầy tội ác của Đức quốc xã, và những điều xấu xa không kể xiết mà người Đức giáng xuống trên dân chúng Ba Lan, cũng như những sai quấy và mất quê hương mà người Đức trải qua do những cuộc trục xuất, chúng tôi xin lập lại rằng :” Chúng tôi tha thứ và xin được tha thứ”. Ngày 01.09.1939, nước Đức thời Hitler đã xua quân tràn vào Ba Lan. Ngày 03.09.1939, quân đồng minh tấn công Đức, khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc kéo dài tới năm 1945 và chỉ thật sự kết thúc khi Nhật Bản đầu hàng sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ba Lan là quốc gia đầu tiên và là một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất;sau đó lại bị Liên Xố áp đặt chế độ cộng sản.

 

Theo mình biết,thì việc phái đoàn HĐGM Hoa Kỳ xin nhận Đức Mẹ Lavang làm Mẹ của Giáo Hội Hoa Kỳ là sự kiện xảy ra ở Đài Đức Mẹ La vang. Chính Đức Cha Joseph Fiorenza,trưởng đoàn,trong bài giảng lễ đã nói rằng :”Người Mễ có Đức Mẹ Guadelupe;người Pháp có Đức Mẹ Lộ-Đức;người Bồ Đào Nha có Đức Mẹ Fatima;người Việt có ĐỨC MẸ LAVANG;người Mỹ không có Đức Mẹ riêng của mình. Bây giờ anh chị em có đồng ý cho Giáo Hội Hoa Kỳ nhận ĐỨC MẸ LAVANG là Đức Mẹ của mình không?”. Giáo dân tán thành bằng một tràng pháo tay dài…vô tận. Chính mình có mặt trên lễ đài và có nhiệm vụ quạt cho Đức Cha chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ sáng hôm ấy. Còn việc đề nghị MỘT NGÀY để hai Giáo Hội Hoa Kỳ và Việt Nam nhớ đến nhau,thì xảy ra ở Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội với Đức Hồng Y Tụng. Lúc đó trong đoàn chỉ có Tổng Giám Mục Carrick (sau nầy lên hồng y),chứ không có Hồng y nào.

 

do BTGH chọn và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục