Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 11.01 ĐẾN 17.01.2010 - CUỐI TUẦN)

 

VIỆT-NAM : NHÀ CẦM QUYỀN PHỦ NHẬN ĐÃ TẤN CÔNG CÁC GIÁO DÂN ĐỒNG CHIÊM

(AsiaNews 15.01) Sau khi chịu phỉ báng và đánh đập, nay giáo dân Đồng Chiên lại nghe nhà cầm quyền phủ nhận vụ tấn công. Phó chủ tịch UBND Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu phát biểu với hãng tin nhà nước VNA đã phủ nhận rằng nhà cầm quyền địa phương đã tấn công các tín hữu Công giáo. [Đó cũng là nội dung mà Đài Truyền Hình Trung Ương Việt Nam nói trong buổi phát 17:00 ngày 15.01.2010.ND]. Ông nầy tái dựng câu chuyện xảy ra,cho biết cây thập giá bị cho nổ bom đã được ‘xây dựng trái phép” trên ngôn đồi gọi là Núi Thờ: “Viic5 xây cất vi phạm luật về đất đai và ngọn đồi nầy không nằm trên đất giáo xứ, mà trên phần đất của UBND An Phú”. Ông kết luận :” Việc xây dựng cậy thánh giá không có phép của chính quyền là một vị phạm điều luật đừc tin và tôn giáo”. Theo ông,’chính quyền địa phương đã có6 gắng giải quyết vấn đề nầy với một loạt thảo luận với giáo xứ từ tháng ba cho đến tháng 12,nhưng không thấy sự hợp tác nào”. Báo Hà Nội Mới yêu cầu ngay lập tức phạt nặng những người có trách nhiệm về những bịa đặt giả dối” nhằm ‘xuyên tạc tình hình xã hội,kinh tế,chính trị của Việt Nam và tố cáo chính phủ vi phạm nhân quyền”. Phản ứng lại khẳng định nầy của chính quyền, Cha Gioan Lê Trọng Cung, phó chưởng ấn TGP Hà Nội,tái khẳng định rằng ‘ngọn đồi luôn nằm trong đất giáo xứ từ khi bắt đầu, cách nay hơn 100 năm”. Cha quản xứ Nguyễn-Văn-Hữu nói thêm :”Cây Thánh giá đã có đó từ nhiều năm. Năm ngoái chúng tôi chỉ làm cho chắc thêm mà thôi”. Không thấy nói tới bản báo cáo viết tay do bí thư đảng bộ cộng sản Đồng Chiêm, ông Liễu, người xác nhận vụ tấn công và không đồng tình với việc phá hủy cây thánh giá.

 

KHÁM PHÁ MỘT MẠNG LƯỚI BÍ MẬT CỦA ĐỨC PIÔ XII ĐỂ GIÚP NGƯỜI DO THÁI TRỐN THOÁT.

(H2O News 14.01) Đức Piô XII đã tạo ra một mạng lưới lén lút bí mật để cứu mạng những người Do Thái bị quốc xã truy đuổi. Một trong những thành viên mạng nầy còn sống : đó là linh mục người Ý,Cha Giancardo Centioni. Giữa 1940 và 1945, ngài làm tuyên úy quân đội trong lòng Dân quân an ninh quốc giaở Roma và sống với các linh mục người Đức ,những người đã đưa ngài vào trong mạng lưới. Cha nhớ lại: Ở nước Đức, tổ chức do Cha Josef Kentenich, được biết đến trên toàn thế giới như người sáng lập Phong Trào Tông Đồ Schonstatt, hướng dẫn. Vị linh mục nầy sau đó bị bỏ tù và nhốt trong trại tập trung Dachau. “Ở Roma, luôn là ở nhà số 57,đường Pettinari, lãnh đạo toàn bộ hoạt động nầy là Cha Weber,kẻ giữ liên lạc trực tiếp vời Đức Piô XII và với Phủ Quốc Vụ Khanh. Hộ chiếu và tiền bạc được Cha Webwe cho và trao cho những người nầy. Nhưng Ngài có được tất cả trực tiếp từ Phủ Quốc Vụ Khanh,nhân danh và theo ý Đức Piô XII. Đích thân tôi đã trao rất nhiều trong số tiền nầy cho những người Do Thái. Ở Roma, ít nhất có 12 linh mục người Đức tham gia với tôi trong việc cứu trợ nầy”. Những can thiệp của mạng lưới nầy đã bắt đầu trước khi quân Đức xâm chiếm nước Ý. “Họ đã bắt đầu trước chiến tranh và theo chỗ tôi được biết, vẫn tiếp tục sau 1945, vì những liên hệ với Cha Weber rất đều đặn…Ở vatican,cùng với người Do Thái..biết bao người dũng cảm mà hai trong số đó sau đó đã giúp đỡ chúng tôi …hai người Do Thái mà chúng tôi đã che dấu…một người trí thức (Melchiorre_ Gioia và một nhạc sĩ lớn của Vienne thời đó,viết các bài hát và sáng tác các ca kịch nhẹ, Erwin frimm Kozab… Tôi đã dấu ông ta ở đường Giuseppe, đường Bari, còn người kia thì ở nhà 57,đường Pettinari..”. Hoạt động nầy vô cùng liều lĩnh. “Tôi đã giúp Ivan Basilius,một điệp viên người Nga, mà không biết anh ta là người nga hoặc là một gián điệp. Thật không may lính SS đã bắt anh và trong cuốn sổ tay bỏ túi của anh ta có tên tôi. Khi ấy, thật hú vía, Toà Thánh gọi tôi, ĐGM Hudal và nói với tôi :”Hãy đến đây, lính SS đến bắt Cha” “ Con có làm gì đâu?” – “Cha đã giúp đỡ một điệp viên người Nga” – ‘Con ư? Con có biết gì đâu? Ai vậy”. Và tôi bỏ trốn. Don Centioni, với tư cách tuyên úy, quen biết viên sĩ quan người Đức Herbert Kappler, chỉ huy trưởng Gestapo (mật vụ Đức) ở Roma và tác giả vụ giết hại 335 người Ý,trong số đó có nhiều người dân và người Do Thái. “Vào thời kỳ người Đức, sau vụ sát hại tháng Ba, tọi nói với Kappler, mà tôi gặp thường xuyên :”Tại sao ông không gọi các cha tuyên úy quân đội đến đó? – Là vì có thể tôi đã khử luôn cả họ và cả cha nữa..”.Don Centioni bảo đảm rằng hàng trăm người mà ngài đã giúp, biết rõ AI ở đằng sau tất cả những việc nầy.” Đức Piô XII đã giúp đỡ họ, qua chúng tôi là các linh mục, qua Hội “Verein Tổng Lãnh Thiên Thần Rapael” (hội giúp đỡ những người Do Thái bị bách hại), quan các tu sĩ Dòng Ngôi Lời người Đức của Dòng Ngôi Lời ở Roma”.

Trường hợp Don Centioni đã được Pave the Way Foundation (Qũy Mở Đường, do Gary Krupp, người Do Thái ở New York sáng lập), khám phá và phân tích, khi so sánh ngái với các chứng từ khác. Luật sư người Ý Daniele Costi, chủ tịch Qũy nầy ở Ý, bảo đảm thực tâm đáng tin của những điều Don Centioni nói. Nó được xác nhận với việc chính phủ lưu vong Ba Lan trao huân chương cho Don Centinoi [thánh giá bằng vàng với hai lưỡi gươm “ vì tự do của chúng tôi và của các bạn]. Vị linh mục người Ý còn nêu tên những Do Thái người bày tõ lòng biết ơn Ngài đã giúp đỡ họ và con cái họ.

 

NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA THẾ TỤC “CŨNG KHÔNG KÉM GIÁO ĐIỀU’

(CathNews 14.01) Đức TGM Vincent Nichols giáo phận Wesminster nói những kẻ theo chủ nghĩa thế tục cũng không kém giáo điều như kẻ theo đạo xấu nhất và đôi khi còn một cách đinh tau nhức óc hơn thế”. Nhận xét của Ngài đến khi các giám mục nước Anh và xứ Galles chuẩn bị tranh luận sự phát triển của chủ nghĩ thế tục hung hăng với Đức giáo hoàng Biển Đức XVI trong cuộc viếng Ad limina. Phát biểu trên Radio BBC, Đức tgm nói :” Đời sống công cộng không phải là một nơi chốn trung lập - một số người có thể đòi có một sự trung lập, nhưng trên thực tế mọi người đến với bộ giá trị của riêng họ”. Vấn đề là chúng ta cởi mở ra sao với những giá trị đó, chúng ta bị thuyết phục như thế nào và chúng ta dấn thân chân thành bao nhiêu vào đối thoại. Tôn giáo cũng có quyền như bất cứ người nào khác có mặt ở đó”. Đức TGM lập lại một lời kêu gọi đối thoại giữa những kẻ tin và những người không tin để nên ‘hợp lý và tôn kính hơn”.Ngài nói :” Điều đó muốn thoát khỏi những SOUNDBITE và tránh khỏi thảo luận vốn luôn tập trung quanh xung đột đối lập. Đức TGM Nichols, bằng việc chỉ rõ bản chất ngày càng hung hăng của chủ nghĩa thế tục, đang tiếp bước vị tiền nhiệm của Ngài, ĐHY Cormac Murphy-O’Connor. ĐHY đã nói cách nay hơn một năm rằng chủ nghĩa thế tục đạ tạo ra ‘một bầu khí đối địch” đối với những người có các niềm tin tôn giáo.Ngài nói đức tin bị coi như ‘một tính lập dị riêng”. Đức TGM cũng thừa nhận rằng việc thông báo điều khoản của Giáo Hội đối với các tín đồ Anh giáo muốn gia nhập Giáo Hội Công giáo theo nhóm, đã đẩy Đức TGM Canterbury, tiến sĩ Rowan Williams, vào một ‘tư thế lúng túng”.Nhưng ngài nói cuộc họp báo chung đã giúp cho tránh được ‘một bầu khí cạnh tranh” giữa Roma và Canterbury. Ngài nói :” Tôi nghĩ điều đó đã giúp dân chúng hiểu rằng quan tâm lớn lao của chúng tôi vẫn là sự hợp tác giữa cộng đồng Công giáo trong đất nước nầy và Giáo Hội nước Anh”.

 

ĐỨC HỒNG Y BERTONE THÚC GIỤC TÔN TRỌNG CÁC KITÔ HỮU Ở AI CẬP

(CNA 12.01) Sau vụ tấn công bài Kitô hữu vừa qua ở Ai Cập, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone kêu gọi đất nước nầy coi trọng các đóng góp của các Kitô hữu người Ai Cập cho xã hội và tôn trọng “quyền tự do tôn giáo căn bản” của họ”. Vị hồng y Vatican lưu ý phải thúc đẩy các nỗ lực cộng tác, đối thoại và sống chung hoà bình mới giữa các dân tộc thuộc các tín ngưỡng khác nhau ở Ai Cập,”nhất là khi đó là các cộng đồng vốn đã hiện diện ở đó từ lâu”. Sau khi nhấn mạnh rằng các Kitô hữu Cốp bị tấn công ở thành phố Nagaa Hamadi là một phần của một cộng đồng “đã góp phần vào sự phát triển và lịch sử Ai Cập”, ĐHY Bertone tái khẳng định “quyền tự do tôn giáo căn bản” của họ và giải thích rằng sự đóng góp của các Kitô hữu Cốp được mọi người công nhận,ngay cả với những người ngoài Kitô giáo và các quốc gia Hồi giáo,nhất là trong các lãnh vực giáo dục và trợ giúp xã hội”. Chúng tôi muốn tái lập một tương quan tích cực với mỗi một và mọi cộng đồng”.

 

ẤN ĐỘ : CÁC LÃNH ĐẠO TU SĨ THÚC GIỤC TRAO NHIỀU QUYỀN HƠN CHO CÁC NỮ TU

(UCAN 12.01) Người đứng đầu các tu sĩ ở Ấn Độ cho biết : Việc thiếu quyền hành được trao trong các nữ tu Công giáo vẫn là một mối quan tâm lớn với Giáo Hội ở Ấn Độ. Phát biểu về nhựng ưu tư của Thầy trong một diễn văn tại đại hội HĐ Công giáo ở Ấn Độ ngày 12.01,trước khoảng 250 người đại diện các giám mục,linh mục,tu sĩ và giáo dân từ 160 giáo phận ở Ấn Độ tham dự hội nghị 09 – 12.01 tại Nagpur,bang Maharashtra, Thầy KM.Joseph,chủ tịch HĐ Tu Sĩ Ấn Độ (CRI) nói : Mặc dù đã có nỗ lực làm phát sinh ý thức trong Giáo Hội nầy về quyền nữ giới, “chúng ta còn một quảng đường dài để thực hiện được” những thay đổi có hệ thống. Quan niệm xưa cũ chi rằng đời sống tu viện có nghĩa là chỉ chuyên tâm các việc thiêng liêng, phần nào đáng bị chỉ trích. Nhiều nữ tu không nhận được những kỹ năng hoặc sự huấbn luyện hàn lâm cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của việc truyền giáo. Hậu qủa là rất nhiều người mòn mỏi với công việc trong nhà trong các dòng của hị và trong các cơ sở nam tu sĩ. Ngài nói thêm :” Các động lực cho sự thay đổi trong lãnh vực nầy là chậm chạp và khó khăn”. Thầy cho biết CRI đã tổ chức một loạt chương trình huấn luyện và vui mừng nhận thấy HĐGM Ấn Độ đã đặt ra vấn để trao quyền nữ giới trong phiên họp khoáng đại gần đây nhất. Thầy thúc giục các nhà lãnh đạo GH hành động để phá bỏ lối tư đang thịnh hành. Những lãnh vực cần tập chú gồm tôn trọng phẩm giá nữ giới, đánh giá cáo sự tận hiến của họ với tư cách là tu sĩ, thừa nhận việc phục vụ truyền giáo của họ và trả cho họ tuền thù lao xứng đáng. [ ở Ấn Độ, có khoảng 100.000 nữ tu, chiếm hơn 80% số tu sĩ]

 

THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TRUNG ĐÔNG : VĂN KIỆN TRÙ BỊ ĐƯỢC CÔNG BỐ NAG2Y 19.01

(ZENIT 13.01) văn kiện trù bị Thượng Hội Đồng về Trung Đông sẽ được công bố và giới thiệu với báo chí vào ngày 19.01 tới đây. Đại Hội đặc biệt nầy cho Trung Đông của Thượng Hội Đồng giám mục sẽ diễn ra tại vatican từ 10 đến 24 tháng 10, do Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI triệu tập vào cuối cuộc hội kiến vào ngày 19.09 vừa qua ở CastelGandolfo,với các thượng phụ và TGM ở Trung Đông. Chủ đề đại hội nầy sẽ là :” Giáo Hội Công giáo ở Trung Đông : hiệp thông và chừng từ”.”Đông đảo những kẻ đã in đều một lòng một ý” (Cv 4,32). Văn kiện trù bị nầy sẽ được tổng thư ký Thượng HĐ, ĐGM Nikola Eterovic, có phó tổng thư ký ĐGM Fortunato Frezza tháp tùng, giới thiệu và sẽ được phát hành bằng tiếng Ả Rập,tiếng Pháp,tiếng Anh và tiếng Ý.

 

HAITI : ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN PORT-AU-PRINCE TỪ TRẦN TRONG CƠN ĐỊA CHẤN

(ZENIT 13.01) Hãng tin Misna Ý thông báo : Đức TGM giáo phận Port-au-Prince Joseph Serge-Miot đã từ trần trong cơn động đất mạnh 7 độ richter ở Haiti hôm thứ ba và đã tán phá thủ đô. Thgi hài của Đức TGM được tìm thấy dưới những đống đổ nát của Toà TGM. Theo các thừa sai Hội Thánh Giacôbê hiện diện ở Haiti từ 40 năm qua, thù ĐGM tổng đại diện Charles Benoit cũng bị mất tích. Đức tgm Serge-Miot sinh năm 1946,thụ phong linh mục năm 1975 và tấn phong giám mục năm 1997, trước hết là giám quản tông toà và mới làm TGM giáo phận Port-au-Prince từ 01.03.2008.

ĐÔI NÉT VỀ HAITI:

Thành lập năm 1749 do thực dân Pháp chủ đồn điền mía và trở thành nước cộng hoà “đen’ đầu tiên vào năm 1804.Diện tích : gần 27.750 km2, nằm cách Cuba khoảng 80 km, với 9.035.536 dân . Thu nhập hằng năm trên đầu người không đến 1.300 USD, đứng hàng thứ 203 trên 229 nước trên thế giới. Haiti chiếm một nửa phía tây đảo Hispaniola, nơi Christoph Colomb đến vào cuối hành trình đầu tiên vào năm 1492. Tỷ lệ biết chữ là 45% và mức sống trung bình vào khoảng 50. Toàn bộ dân số gồm 95% là da đen và 5% người lai và da trắng. Đất nước nầy thường xuyên bị bão tố gây chết chíc và tàn phá. Năm 2008, có 4 cơn bão gây 330 tử vong khắp đất nước. Ngoài thủ đô Port-au-Prince, các thành phố chính khác là Cap-haitien và Govaives. Du xuất khẩu đường,cà phê,chuối và xoài, Haiti vẫn là một trong những nước nghèo nhất và tụt hậu nhất thế giới. Thật nghiệp chiếm 60% dân số. Giáo Hội Công giáo có 7.039.000 tín hữu ( 70% dân số), 10 giáo phận, 18 giám mục,485 linh mục triều và 306 linh mục dòng; 332 trợi sĩ;1.851 nữ tu;421 đại chủng sinh. Giáo Hội điều hành 26 bệnh vuện, 214 tạm y tế, 4 trại cùi, 23 nhà dưỡng lão và 39 cô nhi viện.

 

MỞ CỬA LẠI THÁNH ĐƯỜNG GIÁO XỨ QÚY BẢO TRONG GIÁO PHẬN THƯỢNG HẢI

(Fides 13.01) 12 trẻ em đưộc rửa tội trong buổi cử hành long trọng mừng ngày mở cửa lại giáo xứ Qúy Bảo được dâng hiến cho Đức Mẹ Mông Triệu,trong giáo phận Thượng Hải, sau công việc trùng tu kéo dài 1 năm. Theo các thông tin, vó hơn 2000 tín hữu tham dự Thánh Lễ trọng thể ngày 09.01 do Tổng đại diện giáo phận,ĐGM Ai Zu Zhang,cùng với 26 linh mục đồng tế, với 5 phó tế, cùng với sự hiện diện của khoảng 20 nữ tu. Đây là một trong các thánh đường cổ nhất của giáo phận Thượng Hải và cũng là nơi đầu tiên đón nhận đạo Công giáo : trong triều đại Khang Hi (thế kỷ 17), các thừa sai đã đem Phúc Âm đến trong vùbg Qúy Bảo nầy. Thánh đường được xây vào năm 1867 có sức chứa hơn 1.000 giáo dân, được trùng tu và nới rộng vào năm 1912 và 1929. Ngày 15.08.1982, ngày lễ bổn mạng và kỷ niệm 115 năm thành lập, thánh đường được mở cửa lại cho giáo dân sau cách mạng văn hoá.

 

 

CÁC QUAN CHỨC TỐ CÁO THÓI PHÁ HOẠI VĂN VẬT Ở LINH ĐỊA FATIMA

(CNA 13.01) Thánh Đường Ba Ngôi Cực Thánh tại linh địa Fatima ở Bồ Đào Nha đã bị bọn phá hoại văn vật tấn công vào ngày cuối tuần vừa rồi, khi chúng xịt những hình vẽ đạo Hồi trên nhiều bức tượng, kể cả bức tượng Đấng Đáng Kính Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Theo nhật báo La Razon, cá quab chức tại linh địa cho biết các bức tượng bị bôi bẩn với những câu chữ “ Hồi giáo, mặt trăng,mặt trời,ngưò7i theo đạo Hồi và nhà thờ Hồi giáo”, khiến các giới chức tin rằng bọn phá hoại văn vật nầy có liên hệ với đạo Hồi. Các quan chức cảnh sát cho biết những loại hành vi nầy ‘không xảy ra thường xu Các giới chức ở Linh địa than phiền các hành vi nầy và kêu gọi cảnh sát Bồ Đào Nha điều tra vụ việc.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP VÀ THA THỨ CHO NGƯỜI TẤN CÔNG TRONG ĐÊM NOEL

(CWNews 13.01) Sau buổi triều yết chung thứ tư hàng tuần, ngày 13.01, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Suanna Maiolo, người phụ nữ đã phóng qua hàng rào đám đông người trong Thánh Lễ đêm Giáng Sinh. Cha Federico Lombardi thuật lại rằng Maiolo đã bày tỏ hối tiếc về vụ việc và Đức Thánh Cha quả quyết vối cô là Người tha thứ hết. Cha cho biết các điều tra về vụ việc nầy đang tiến hành và sẽ mau chóng đưa ra kết luận. Ban đầu Ngài gợi ý rằng nếu Maiolo được cho là tâm thần bất ổn, thì Vatican sẽ không đưa ra các cáo buộc. Maiolo đã được thả cuối tuần nầy từ một bệnh viện tâm thần nơi cô được theo dõi.

 

RỜI BỎ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NƯỚC ÁO HÀNG LOẠT

(CWNews 13.04) Tín hữu Công giáo Áo rời bỏ Giáo Hội với những con số kỷ lục năm 2009. Nhóm chống đối Chúng tôi cũng là Giáo Hội tuyên bồ cuộc di cư nầy được thúc đẩy bởi động cơ ‘tự vệ” và cho biết những cuộc ra đi nầy bắt đầu khi Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI giở bỏ vạ tuyệt thông cho giám mục gây tranh cãi Richard Williamson. Một phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Vienne đưa ra một giải thích khác hẳn, cho biết rằng những thời kỳ khó khăn kinh tế làm cho dân chúng miễn cưỡng nộp ‘thuế nhà thờ” vốn đòi hỏi nơi những người tin đạo có đăng ký. Dân chúng Áo nay còn 66% là Công giáo, sụt giảm từ 89% vào năm 1961.

 

ÚC : KÊU GỌI CHẤM DỨT BẠO LỰC ĐỐI VỚI CÁC SINH VIÊN QUỐC TẾ

(CathNews 14.01) Văn phòng Công giáo Úc về Di Dân và Người Tỵ Nạn (ACMRO) và Uỷ Ban Giáo Dục Công giáo quốc gia (NCEC) đã kêu gọi chấm dứt ngau bạo lực đối với các sinh viên quốc tế sống ở Úc.  Giám đốc ACMRO, Cha Maurizio Pettena nói trong một tuyên bố rằng ngài lo âu trước con số các tin tức trên các phương tiện truyền thông về bạo lực và tội ác đường phố phát triển trong tháng vừa qua, nhiều vụ trong đó nhắm vào các sinh viên quốc tế và cả những thành viên khác của cộng đồng nầy. Ngài nói :” Tất cả người Úc quan ngại rằng những câu chuyện xảy ra liên tục trên các phương tiện truyền thông về những kẻ hành động vô liêm sĩ và lấy làmn ghê tởm về những cuộc tấn công trên các cá nhân”. Chủ tịch NCEC, Têrêxa Tembly nói rằng nước Úc được giàu có hơn nhờ các sinh viên quốc tế và chi64 của họ trong cộng đồng nầy có thể bị ảnh hưởng bởi những sự kiện vừa rồi. “Việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho các sinh viên nước ngoài đã trở thành một công nghiệp quan trọng ở Úc. Nhưng không ai được nhìn các sinh viên quốc tế như là một món hàng”. Cả hai cơ quan Giáo Hội kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế”.

 

KỶ NIỆM 25 NĂM HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ NHÂN VIÊN Y TẾ & NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN THỨ 18

(Fides 14.01) “Giáo Hội phục vụ tình thương đối với những người chịu đau khổ”. Đó sẽ là động cơ chỉ đạo lễ mừng kỷ niệm 25 năm thành lập HĐGH về các công trình y tế và Ngày Thế Giới Người Bệnh lần thứ 18, diễn ra ở Roma và Vatican từ 09 đến11.02. Chủ đề nầy được rút ra từ tựa đề thông điệp của Đức Biển-Đức XVI cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân năm 2010. Một biến cố - như Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong văn kiện nầy – qua đó “Giáo Hội làm cho cộng đồng quốc tế nhạy cảm một cách tinh tế nhất về tầm quan trọng của việc mục vụ trong thế giới y tế rộng lớn, một việc phục vụ làm thành bộ phận trong mệnh của Giáo Hội, vì nó khắc ghi trong cái bệ của sứ mệnh cứu độ của Chúa Kitô.Người vốn là Thầy Thuốc Thần Linh, ‘đi tới đâu là làm phúc tới đó và đã chữa lành cả hai người nằm trong quyền lực ma qủy” (Cv 10,38). Chính trong mầu nhiệm cuộc Khổ Nạn và sự Phục Sinh của Người, sự đau khổ của nhân loại kín múc ý nghĩa và sự tròn đầy ánh sáng”. Chương trình gồm một thánh lễ trọng thể tring Đền Thờ Thánh Phêrô ngày 11.01; đón Thánh tích của Thánh nữ Bernadette Soubirous, một cuộc rước kiệu long trọng và cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Phép lành của Đức Biển-Đức XVI sẽ kết thúc tất cả cùng việc viếng mộ Đức Gioan-Phaolô II, Đấng qua Tự Sắc Dolentium Hominum (Đau khổ của con người) cách nay 25 năm, đã thiết lập HĐGH về các Công Trình Y Tế. Ngoài ra ngày 9 & 10.02, Tân Đại Sảnh Thượng Hội Đồng ở Vatican, sẽ diễn ra một hội nghị chuyên đề quốc tế tập trung trên hai tông thư : Salvifici Doloris (đau khổ đem ơn cứu đô và tự sắc Dolentium Hominum .

 

ĐỨC HỒNG Y CANIZARES NÓI VỀ CẢI TỔ PHỤNG VỤ

(CWNeww 14.01) Cổ vũ những triển vọng mới mẻ về các sáng kiến của Vatican muốn xúc tiến một ‘cải tổ của cuộc cải tổ” phụng vụ, Tổng trưởng Thánh Bộ Phượng Tự đã cho biết mục tiêu của ngài là “đẩy mạnh một phong trào phụng vụ mới, trung thành với tất cả mọi giáo huấn của Công Đồng và theo những lời chỉ dạy của Đức Biển-Đức XVI, đặt phụng vụ vào vị trí trung tâm vốn tương ứng với đời sống của nó bên trong Giáo Hội”. Trong một cuộc phỏng vấn dài với phóng viên người Ý Paolo Rodari, ĐHY Antonio Canizares Llovera nói về việc “thăm lại sự giàu sang phong phú của truyền thống phụng vụ Roma, truyền thống mà chúng ta không được phí phạm”. Ngài nhắc lại rằng mục tiêu của Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI trong việc công bố Tự Sắc Summorum Pontificum, khuyến khích dùng rộng rãi hơn phụng vụ latinh truyền thống, là để cho phép ‘sự làm giàu cho nhau giữa hau hình thức đối với một nghi thức Roma duy nhất”. ĐHY người Tây Ban Nha cho biết cải tổ phụng vụ là trung tâm các kế hoạch của Đức Thánh Cha trong triều đại giáo hoàng của Người : “ Theo tôi, sự cống hiến to lớn của Đức Thánh Cha là Người đang dẫn chúng ta hướng về chân lý phụng vụ, với một giáo huấn khôn ngoan người đem chúng ta đến một tinh thần phụng vụ chân chính”. ĐHY Canizares tiết lộ rằng Bộ của Ngài đã được uỷ thác để giúp ‘hồi sinh di sản phong phú của Công Đồng và của phong trào phụng vụ lớn lao của thế kỷ 19 và thượng bán thế kỷ 20. Ngài nói :” Trong việc lập ra những kế hoạch cho một cuộc phục hồi phụng vụ, điều quan trọng là các việc cử hành có và phải thúc đẩy ý nghĩa sự thánh thiện”.

 

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ĐÍCH THỰC HỖ TRỢ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(CWNews 14.01) Trong một cuộc gặp gỡ hằng năm với các nhà chính trị Ý ở Roma và ngoại vi vùng Lazio ngày 14.01, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói rằng giới trẻ phải được trao cho ‘một cái nhìn cao thượng về tình yêu và tình dục con người”. Người chỉ trích một tiếp cận tình dục “có khuynh hướng làm giảm giá trị” vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân. Đức Thánh Cha kêu gọi chính phủ hãy nâng đỡ các gia đình, nhất là các gia đình đông con, lưu ý rằng các gia đình vững mạnh là cần thiết để có một xã hội lành mạnh. Đức Thánh Cha cũng thúc giục xem xét thận trọng các kế hoạch để có được những chính sách chăm sóc hiệu quả lo liệu cho những người túng thiếu.  Liên quan đến giáo dục giới tính Đức Thánh Cha nói : “Khi tuyên bố “tiếng KHÔNG”, Giáo Hội trên thực tế muốn nói “tíếng CÓ” với sự sống, với tình yêu được sống trong chân lý sự trao ban chính mình cho người khác, với tình yêu mở ra cho sự sốbg và không khép kín trong một cái nhìn vị kỷ về lứa đôi”.

 

QUY MÔ CỦA VIỆC GIÁO SĨ LẠM DỤNG TÌNH DỤC ĐÃ ĐƯỢC HẠN CHẾ

(CWNews 14.01) Trong một phỏng vấn với nhật báo Vatican, ĐHY Claudio Hummes, Tổng Trưởng thánh Bộ gaío sĩ, chỉ trích những vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và nhấn mạnh rằng quy mô sự việc nầy đã được hạn chế. Ngài nói : ”Không thể chối cải rằng những thời kỳ đau buồn đã xảy ra,nhưng chúng ta đang nói về một con số hạn chế những trường hợp mà, theo các thông kê cho thấy, vừa phải một cách cân xứng. Tất nhiên những trường hợp nầy rất nghiêm trọng, là những tội ác mà Giáo Hội không thể nào dung thứ được. Nhưng cho phép tôi lập lại, đa số lớn lao các linh mục trên toàn thế giới là những người đứng đắn, tận tụy với thừa tác vụ của họ, sẵn sàng trao hiến trọn cuộc đời, chấp nhận hy sinh mạng sống, vì Tin Mừng”.

 

TÂN GIÁM MỤC [NGƯỜI GỐC VIỆT] LÀ CON CHÁU ĐẤNG TỬ VÌ ĐẠO

(CWNews 14.01) Vị giám mục người Châu Á tiên khởi của Canada là một hậu duệ (chắt) của một Vị tử vì đạo Việt-Nam, đã chấp nhận chịu dìm chết hơn là chối bỏ đức tin.  vị giám mục phụ tá giáo phận Toronto Vincent Nguyễn Minh Hiếu,43 tuổi,được tấn phong giám mục ngày 13.01,thuật lại“Các lý hình trói chặt Vị ấy vào một cái cọc ở giữa sông và chờ thủy triều dâng. Các lý hình kiên nhẫn chờ xem Vị ấy có muốn rút lại ý kiến chăng, nhưng câu trả lời của Vị ấy lẫn kiên định và vì thế ngài đã bị dìm chết. Vị tân giám mục Vincent Nguyễn đã bất chấp hải tặc và hiểm nguy biển khơi, đã trốn khỏi Việt Nam vào năm 1984 khu mới 16 tuổi.

 

BÀO MUỘI CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC NGHỈ HƯU SAO PAOLO TRONG SỐ CÁC NẠN NHÂN

(Zenit 14.01) Bà ZILDA ARNS, 75 tuổi,là bác sĩ nhi khoa và được đề cử giải Nobel Hoà Bình năm 2001, là một trong hàng trăm ngàn nạn nhân vụ động đất ở thủ độ Port-au-Prince, Haiti. Bà là bào muội của Đức TGM nghỉ hưu giáo phận Sao Paolo,ĐHY Paulo Evaristo Arns. Bà Zilda Arns là mẹ của 5 người con và ở goá từ năm 1978. Bà tận hiến cuộc đời cho những mục đích nhân đạo và liên đới. Năm 1983, Bà đã sáng lập Mục Vụ Trẻ Em, một tổ chức xã hội liên kết với CNBB với mục tiêu là sự phát triển toàn diện của các trẻ em nghèo và qua chúng, là sự phát triển của gia đình và cộng đoàn của chúng. Mục Vụ Trẻ Em hoạt động rất mạnh ở Brasil nhờ vào khoảng 261.000 người tự nguyện phụ trách theo dõi hơn 1,8 triệu trẻ em và khoảng 95.000 nhà quản lý hiện diện trong hơn 42.000 công đoàn và 4.066 đô thị ở Brasil.

 

ĐỜI SỐNG TU TRÌ VÀ HY VỌNG CHO CHÂU ÂU

(ZENIT 14.01) ĐHY Stanislas Dziwisz, TGM giáo phận Cracovie, sẽ là một trong các khách mời của đại hội Liên Minh các Hội Đồng Bề Trên Thượng Cấp Châu Âu (UCESM) diễn ra từ 08 đến 14.02.2010 tại linh địa Đức Bà Czestochowa,Ba Lan. Chủ để đại hội tập trung về niềm hy vọng : “Đời Sống Tu Trì cho Chậu Âu : những câu chuyện hy vọng; niềm hy vọng cho lịch sử” [histoires d’espérance,espérance pour l’histoire]. Đại hội sẽ quy tụ đại diện của 37 HĐ. Dòng Tu, thành viên của UCESM từ 25 quốc gia Châu Âu,đại diện cho gần 400.000 nam nữ tu sĩ, đặc biệt có đại diện các dòng ờ Lettonia,Bulgari, Biélorussi,Phần Lan, Bosnia-Herzégovina. Thuyết trình chính, Cha José Cristo Garcia Paredea,CMF, tu sĩ Dòng Claret Tây Ban Nha, sẽ mời những người tham dự suy tư - từ một tiếp cận Kinh Thánh và thần học,- về chủ đề hy vọng như là sứ mệnh được trao phó cho đời sống tu trì trong bối cảnh Châu Âu. Đại diện các cơ sở Giáo Hội Châu Âu và quốc tế được chờ đợi, trong đó có các thành viên Thánh Bộ La Mã về Đời Sống Tận Hiến và Tu Hội Đời. Trong những khách mời khác, UCESM cũng loan báo tên ĐGM Waclaw Depo,chủ tịch Uỷ Ban hỗn hợp Giám mục – Tu Sĩ; ĐGM Stanislas Nowak, TGM giáo phận Czestochowa; ĐGM Josef Kowalczik, sứ thần Toà Thánh ở Ba Lan.

 

“MATTEO RICCI GIỮA ROMA VÀ BẮC KINH”

( H2O News 14.01) Đó là chủ đề cuộc triển lãm do Thành phố Vatican tổ chức trong cánh Charlemagne, quảng trường Thánh Phêrô, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà truyền giáo vĩ đại Dòng Tên người Ý,người đi tiên phong trong các trao đổi giữa Trung Hoa và Châu Âu, người cổ vũ một khuôn mẫu truyền giáo dựa trên nguyên tắc hội nhập văn hoá. Cha Matteo Ricci có một ‘chiến lược mục vụ” gồm việc sử dụng những khái niệm nho giáo (của Khổng Tử) kinh điển để xúc tiến và giới thiệu Kitô giáo. Hết sức kiên trì, ngài đã học và tìm cách đào sâu văn hoá Trung Hoa, qua đối thoại. Ngài đã biên soạn một chuyên luận về tình thân hữu, trong đó ngài coi tình thân hữu như một trong 5 bổn phận nền tảng của con người, dùng nó để phổ biến Kitô giáo. Cha Matteo Ricci là một mẫu gương của hội nhập văn hoá, vì đã biết tôn trọng sự khác biệt các nền văn hoá giửa Đông phương và Tây phương và góp phần vào cuộc đối thoại từ những yếu tố chung.

 

HƠN NỬA TRIỆU VÉ ĐÃ ĐƯỢC GIỮ ĐỂ NHÌN KHĂN LIỆM Ở TURIN TRONG NĂM 2010

(CNA 14.01) Khi Tấm Khăn Liệm được trưng bày vào Mùa Xuân nầy, các khách tham quan được trông chờ đổ vào thành phố Turin,Ý. Cuộc triển lãm nầy xảy ra 10 năm sau lấn gần đây nhất, đã dẫn hàng trăm ngàn người dành vé vào xem. Thánh tích của Chúa Kitô được sùng bái nhất, Khăn Liệm Thánh, sẽ được trưng bày ở Nhà Thờ Chính Toà Turin từ ngày 10.04 đến 23.05.2010. Các cố gắng khôi phục được thực hiện để lấy đi những mảnh vải bị hoả hoạn vào năm 1532 ở Chambéry, lấy đi những ‘miếng vá” và một lớp vải lót đặt trên Khăn Liệm vào năm 1534 và thay vào đó những thứ hỗ trợ mới cho Khăn Liệm. Theo các con số chính thức được giáo phận Turin đưa ra, cuộc triển lãm Năm Thánh 2000 đã có hơn 1 triệu người tham quan trong thời gian 72 ngày trưng bày.Năm nay chỉ trưng bày 44 ngày và nhật báo Libero,Ý, cho biết có 600.000 người đã giữ vé. Đức Thánh Cha dự tính sẽ đến viếng va ngày 02.05. Cuộc triển lãm Khăn Liệm nầy sẽ được cử hành với thánh lễ hằng ngày vào 7:00 sáng trong suốt thời gian trưng bày.Mình thánh Chúa cũng sẽ được đặt chầu ở một nhà nguyện gần đó và các linh mục luôn sẵn sàng ngồi toà.

 

NEPAL : TÍN ĐỒ ẤN GIÁO CỰC ĐOAN XIN CÁC KITÔ HỮU VÀ TÍN ĐỒ HỒI GIÁO THA THỨ VÌ BẠO LỰC

(AsiaNews 14.01) “Quyết định tấn công người có đạo là một sai lầm. Tôi xin tất cả mọi cộng đồng tôn giáo tha thứ cho”. Đó là tuyên bố từ nhà tù của Ram Prasad Mainali,cựu thủ lãnh Quân D0ội Bảo Vệ Nepal (NDA), tổ chức Ấn giáo chịu trách nhiệm vụ tấn công ngày 23.05 vào thánh đường Lalitpur gây tử vong cho 3 Kitô hữu. NDPA là một tổ chức ít được biết đến,nhưng nhiều năm qua đã gây nên một loạt những hoạt động khủng bố gồm giết người, đặt bom và đe doạ. của nó là tạo ra một quốc gia phong cách Ấn giáo ở Nepal. Ngoài việc đặt bom nhà thờ chính toà Công giáo ở thủ đô Katmanđu, tổ chức nầy còn nhận trách nhiệm về cuộc tấn công trụ sở Đảng Đại Nghị Trung Tâm ngày 11.08 vừa qua, nhà thờ Hồi giáo ở Birantnagar ngày 26.04. và bị tố cáo đã sát hại Cha John Prakash, về trên Trường Salêdiêng ở Morang vào tháng 7.2007. Sau khi bị bắt vào ngày 10.09, Mainali nói y đã thay đổi. Y nói :”Quốc gia Á6n giáo không phải được thực hiện bằng việc giết Kitô hữu và tín đồ đạo Hồi. Các khó khăn không thể giải quyết bằng bạo lực. Đó là những gì tôi hiểu ra khi ở trong tù’. Ở trong nhà tù Nakkhu, y tham gia mỗi tuần vào việc đọc Kinh Thánh và những giây phút cầu nguyện và thảo luận với các bạn tù về đức tin Kitô giáo. Cha quản xứ nhà thờ chính toà Mông triệu thì vẫn tỏ ra hồ nghi. Đó cũng là ý kiến của Nazrul Hussein, chủ tịch Liên  Hiệp Đạo Hồi Nepal.

 

GIÁO LÝ THẬT PHỤC VỤ SỰ HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI.

(CWNews/VIS/CNA 15.01) Tiếp kiến các thành viên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin n ngày 15.01,Đức Thánh Cha đã nói rằng Thánh Bộ nầy – mà Người từng đứng đầu nhiều năm - phục vụ ‘công tác hiệp nhất’ trong Giáo Hội hoàn vũ với việc bảo đảm “ một cam kết trung thành với giáo lý”. Người nói : Chức vụ của Giáo hoàng dành trọn cho sự hiệp nhất các tín hữu và Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin giúp đức giáo tông bảo toàn sự hiệp nhất ấy bằng việ bảo đảm sự trình bày giới thiệu chính xác các chân lý Phúc Âm đã được truyền lại qua các thế hệ. Tính chính xác của thông điệp nầy là quan trọng cho sự thành công của “hoạt động rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội cho đến tận thế”. Đức Thánh cha cũng bày tỏ hy vọng về ‘sự hiệp thông trọn vẹn” với Huynh Đoàn Piô X (SSPX) và sự gia nhập của các tín đồ Anh giáo ‘vào chân lý nhận lãnh từ Chúa Kitô”. Đức Thánh Cha nói với ĐHY Tổng trưởng William Joseph Levada và các thành viên khác :” Hiệp nhất trước hết và trên hết là hiệp nhất đức tin, được đề cao bởi Thánh Truyền mà Đấng Kế Vị Thánh Phêrô là người canh gác và bênh vực,bảo vệ. Giám mục Roma,cùng với sự tham dự của Thánh Bộ nầy,phải luôn tuyên xưng “Đức Giêsu là Chúa”. Người nói :”Trong tinh thần ấy, Cha đặc biệt tin cậy Thánh Bộ của các Vị sẽ giúp khắc phục các khó khăn về tín lý hãy còn tồn tại, để đạt được sự hiệp thông trọn vẹn của SSPX với Giáo Hội. Đức Thánh Cha cũng cám ơn các thành viên Thánh Bộ vì đã làm việc cật lực đối với ‘sự hội nhập trọn vẹn các nhóm và các cá nhân những cựu tín đồ Anh giáo vào đời sống của Giáo Hội Công giáo”. Người nói thêm :” Sự gia nhập nầy vào chân lý đã nhận lãnh từ Chúa Kitô và được trình bày trong Huấn Quyền Hội Thánh không hề đi ngược với phong trào đại kết,nhưng đúng hơn,nó cho thấy mục tiêu tối thượng nằm trong việc đạt được sự hiệp thông trọn vẹn và nhìn thấy được của các môn đệ Chúa”.

 

CÂY ĐÀN NG ĐỒ S NHT CHO NHÀ TH CHÍNH TOÀ CROATIA

(CWNews 16.01) Đức TGM Ivan Prendja giáo phận Zadar,- một giáo phận với 158.000 tín hữu Công giáo – đã làm phép một cây đàn ống mới cho nhà thờ chính toà của Ngài vào ngày 14.01. Cây phong cần nầy với 4.026 ống[hơi], là cái lớn thứ ba ở Croatia và trị giá 1,33 triệu USD (# 24,5 tỷ VNĐ), thay thế cho cây phong cần bị hư hại trong Chiến Tranh Độc Lập Croatia đầu thập niên 1990. Năm 1963, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố rằng “trong Giáo Hội latinh, đàn ống được đáng giá cao”. Tuy nhiên trong các thập niên sau đó,đàn ống bị bỏ không dùng đến ở nhiều nơi.[ 88% trong số 3,9 triệu dân Croatia là Công giáo]

 

THÁNH ĐƯỜNG THỨ 10 Ở MALAYSIA BỊ TẤN CÔNG

(CWNews 16.01) Như vậy có tất cả tám thánh đường bị đánh bom xăng và hai cái bị bôi bẩn với sơn. Ngoài ra văn phòng các luật sự đại diện cho tờ báo Công giáo đã bị lục lọi và đá ném ra tại đền Sikh - dường như cũng do người Sikhs nói đến “Allah”.Malaysia có dân só6 27,7 triệu,trong đó 60% theo đạo Hồi; 19% theo đạo Phật; 6% là Ấn giáo; 6% Tin Lành và 3% là Công giáo.

 

ĐỨC TÂN GIÁM MỤC QUI-NHƠN NHẤN MẠNH VỀ TRUYỀN GIÁO, PHỤC VỤ NÔNG DÂN

(UCAN 16.01) Tân phó giám mục Matthias Nguyễn-Văn-Khôi của một trong các giáo phận lâu đời nhất Việt-Nam cho biết kế hoạch của Ngài là dành ưu tiên cho việc rao giảng Tin Mừng và trợ giúp các nông dân nghèo :” Khẩu hiệu của tôi là ‘Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta’. Tôi chọn khẩu hiệu nầy vì nhu cầu cấp thiết rao giảng Tin Mừng trong giáo hội địa phương nầy”. Ngài nói :” Giảng dạy Phúc Âm là trách nhiệm cơ bản và thừa tác vụ cấp bách của Giáo Hội”. Ngài lưu ý rằng giáo phận Qui-Nhơn là nơi các tu sĩ Dòng Tên nước ngoài du nhập đạo Công giáo đầu tiên cho dân chúng sở tại vào năm 1618 và cho biết giáo phận đã phát động một chương trình 10 năm vào năm 2008 để đánh dấu ngày kỷ niệm 400 năm sắp tới. Chương trình nhắm xúc tiến công việc rao giảng Tin Mừng trong các tín hữu Công giáo sở tại. Đức Tân GM cũng cho biết măc5 dù đa số dân chúng địa phương là nông dân,đang sống trong nghèo khổ và bị ảnh hưởng do bão lụt hằng năm, họ làm việc cật lực và giúp đỡ nhau. Ngài nói :”Tôi muốn làm điều gì đó để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của họ. Thánh Lễ tấn phong giám mục dự trù vào ngày 04.02.2010.

 

do BTGH thổnh hợp và chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục