Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 03.05 ĐẾN 09.05.2010 - CUỐI TUẦN)

 

NGUYÊN BIÊN TẬP VIÊN NEWSWEEK CHỈ TRÍCH TỜ NEW YORK TIMES

(CNA/EWTN News 05.05).Kenneth Woodward,nguyên biên tập viên các vấn đề tôn giáo của tờ Newsweek đã viết trong một bài báo ngày 28.04 rằng NY Times đã không công bằng,thẳng thắn và chơi đẹp (fair) trong cuộc tấn công quyết liệt dốc toàn sức lực để lôi kéo Đức giáo hoàng vào những vụ các giáo phận bao che các linh mục lạm dụng tình dục và buộc tội tờ NY Times “ đã cố tạo ra phiên bản riêng về vụ bê bối nầy như thể chính họ đã khám phá được điều gì mới lạ”. Woodward bắt đầu phần bình luận của ông bằng việc gợi ra rằng luật sư Jeff Anderson,”người kiện tụng hung hăng nhất nước”, người có lợi ích tài chính trong việc theo đuổi vụ nầy và đã cung cấp các tài liệu cho tờ NY Times về vụ lạm dụng của Cha Murphy ở Milwaukee, lẽ ra đã phải có một “ghi tên đồng tác giả tác giả” trong việc đưa thông tin về vụ tai tiếng của tờ báo. Woodward cho biết : Tờ NY Times không chỉ quên không chịu kể ra rằng Anderson đã nhận hơn 60 triệu trong các vụ dàn xếp từ Giáo Hội cho đến nay, mà họ còn tập trung  một cách không công bằng vào vụ lạm dụng do các linh mục Công giáo phạm phải hơn những nhóm khác. Woodward quả quyết :  Những câu chuyện vừa qua về những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục bên trong các tổ chức khác rất ít bị đưa tin và được giấu kín “thật sâu bên trong” tờ báo nầy,chứ không bao giờ ở trang đầu. Nguyên biên tập tờ Newsweek nầy tiếp tục bài viết bằng việc so sánh tờ NY Times với Giáo Hội Công giáo trong ý nghĩa tờ báo nầy giống với Giáo Hội Công giáo về “quy mô,tổ chức, mở mang nội bộ và tầm với quốc tế”. Mặc dù NY Times không khác biệt trong những gì nó “cạnh tranh tư duy về môi trường sống Công giáo”,điều làm cho tờ báo nên độc nhất vô nhị là phạm vi và ảnh hưởng của nó. Ông giải thích :”Lần nữa,giống như Giáo Hội La –Mã, tờ báo hành sử một chức năng giáo dục đầy quyền lực hoặc thẩm quyền giảng dạy thông qua ban biên tập của nó. Không có vấn đề náo, địa phương hay trên thế giới, mà những cây bút nầy (thường vô danh) lại không tuyên bố với chữ “chúng tôi” của ban biên tập giống như giáo hoàng vậy [từ thời Đức Phaolô VI về trước, các Giáo Hoàng khi nói vẫn dùng “chúng tôi” ở ngôi thứ nhất số ít, thay cho “tôi, Ta”.BTGH]. Tiếp theo,Woodward chỉ trích biên tập viên điều hành hiện tại của NY Times, Bill Keller, người mà Woodward khẳng định đã tự mô tả mình là một tín hữu Công giáo “suy sụp ngã qụy”. Woodward đã làm sáng tỏ tiếp theo rằng ông “không gợi ý rằng vụ bê bối nầy đơn thuần bị các phương tiện truyền thông lái theo mục đích họ muốn, như một số người ở Vatican vẫn lập luận. Sẽ chẳng có chuyện gì nếu trước hết đã không có chuyện những vụ lạm dụng tình dục và những việc bao che. “ Tuy nhiên – ông nói thêm - tôi cho rằng tờ NY Times đã tạo bản phóng tác riêng mình về vụ bê bối nầy,cứ như thể chính họ đã khám phá ra điều gì mới lạ vậy”. Và ông buộc tội :”Họ đã không có. Cho tới khi họ làm được [phát hiện ra điều mới lạ], thì tôi sẽ vẫn là một người không tán thành với tờ NY Times”.

 

NGHI THỨC CHỮA BỆNH ĐỨC TIN KHIẾN CỘNG ĐOÀN NỔI GIẬN

(CathNews 05.05) Một linh mục được đào tạo ờ nước ngoài,người đã đặt một cô gái tàn tật cả về thể xác lẫn trí tuệ nằm trên một bàn thờ trong suốt một thánh lễ cuối tuần tại vùng Tây Úc và ra lệnh cho cô bước đi, đã làm dậy lên cơn giận của giáo dân. Tuy tờ The West Australian không nêu tên giáo xứ cũng như vị linh mục nầy, nhưng tờ báo trích dẫn lời Tổng đại diện Tổng giáo phận Perth,Brian O’Loughlin,cho biết “buổi lễ kỳ dị và khác thường’ nầy phần lớn là do điều kiện trí tuệ của vị linh mục, vì sau đó ông bị cảnh sát  áp tải đến một bệnh viện tâm thần. Đức Ông O’Loughlin cho biết điều nầy cũng nêu bật rằng các linh mục được đào tạo ở nước ngoài có một phương pháp tiến cận thiên về tinh thần hơn,trong khi người tây phương lại có một cách nhìn thiên về lô-gic hơn và có khunh hướng quay về tinh thần khi họ không hiểu được các khái niệm theo những cách khác. Ngài cho biết phương pháp tiến hành nầy do các linh mục Phi Châu,Á Châu và Đông Âu được đào tạo ở Châu Âu thỉnh thoảng gây không ít “khó khăn”,nhưng dù cần được điều chỉnh,thì cũng không phải là một vấn nạn, vì các linh mục ngước ngoài là một bổ sung quan trọng và được các cộng đoàn đa văn hóa vui chào mừng. Catherine Roatch, người đã chứng kiến buổi lễ chữa bệnh nầy, nói nó giống như là buổi lễ trừ qủy .Dân chúng đã rất bất bình,đứng dậy và ra về. Có người khóc la,và giận dữ.Bọn nhỏ kinh hoảng.

 

TỔNG TU NGHỊ CỦA CÁC CHA ÁO TRẮNG

(Fides 04.05) Hội Thừa sai Phi Châu (Các Cha [áo]Trắng] tổ chức Tiổng Tu Nghị lần thứ 27 từ 10.05 đến 12.06 tới đây. Tính đến 01.01.2010, Hộu có 1.541 thành viên thuộc 37 nước khác nhau ở cả năm châu lục. Tuổi bình quân là gần 70,nhưng với 405 ứng sinh đang được đào tạo, Hộu có thể thanh thản hình dung tương lai. Được ĐHY Lavigerie, bấy giờ là TGM giáo phận Alger, thành lập năm 1868, Hội Thừa Sai Phi Châu là một Dòng Thừa Sai gồm linh mục và trợ sĩ (thầy) sống thành cộng đoàn. Mục đích Hội là loan báo Tin Mừng cho dân chúng thế giới Châu Phi, đặc biệt là người theo đạo Hồi.Hiện hội hiạt động trong 21 nước ở Phi Châu. Trong hai Tổng tu nghị gần đây nhất (1998 và 2004), Hội nhấn mạnh hai định hướng ưu tiên : gặp gỡ với Hồi giáo và các Tôn giáo truyền thống Châu Phi và dấn thân cho Công Lý và Hoà Bình. Tổng tu nghị 2010 sẽ quy tụ 42 đại biểu với chủ đề chính,là “Sứ Mệnh Truyền Giáo của chúng ta ở Châu Phi và ở thế giới người Châu Phi”.

 

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

 (VIS 05.05) Bà Mary Ann Glendon,chủ tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng Khoa Học Xã Hội đã giới thiệu khoá họp khoáng đại lần thứ 16 (30.04 – 04.05) dành riêng về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hội nghi hàn lâm nầh là lần đầu kể từ Tông thư Caritas in Veritate và các công việc được tiến hành theo các hướng dẫn của Đức Thánh Cha. Hội nghị cũng trùng hợp với cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, cho phép một ohân tích ít hình thức hơn và có cở sở hơn văn cứ trên các sự việc cụ thể. Ba chủ đề được đề cập là : cung cấp tài chính chi nền kinh tế và cuộc sống thường nhật; hậu quả cuộc khủng hoảng trên các tầng lớp xã hội yếu ớt; quản lý nền kinh tế.Những người tham dự đã nhấn mạnh đáng kể rằng sự mong manh của hệ thống nầy đặc biệt do ở sự tin tưởng quá mức ở đầu cơ tài chính tach rời khỏi kinh tế và sản xuất thực tế. Các tác động của cuộc khủng hoảng nầy sẽ đẩy một tỷ người vào một tình trạng suy dinh dưỡng. 

 

HỘI NGHI VỀ GIA ĐÌNH Ở THỤY ĐIỂN

(ZENIT.05.05) Hôn nhân thực sự là một “công cụ cứu độ”. Đó là lời giải thích của Đức Thánh Cha nhân hội nghị về gia đình được tổ chức ở Jonkoping,Thụy Điển,từ 14 đến 16.05,với chủ đề :”Tình Yêu và Sự Sống”, theo sáng kiến cũa uỷ ban đặc trách về Gia đình và Hôn Nhân của giáo phận Stockholm,cộng tác với HĐGM Thụy Điển. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị nầy trong bài diễn văn Người đọc ngày 25.03 khi HĐGM xứ Scandinave đi viếng Ad Limina và hôm nay,Người khẳng định rằng ‘hôn nhân là một công cụ đem lại ơn cứu độ,không chỉ cho những người kết hôn,mà cho toàn xã hội” và Người giải thích hai chiều kích của lợi ích các gia đình và của xã hội :” Như mọi đối tượng đáng để ta bỉ công sức, hôn nhân hay đòi hỏi, thách đố chúng ta,kêu gọi chúng ta sẵn sàng hy sinh những lợi ích riêng tư vì lợi ích của người kia. Hôn nhân đòi chúng ta phải bao dung và tha thứ. Nó mời gọi chúng ta dưỡng nuôi và bảo vệ hồng ân một sự sống mới. Những người trong chúng ta có được may mắn sinh ra trong một gia đình ổn định, khám phá được ở đó trườngg học đầu tiên và căn bản cho một đời sống nhân đức và những đức tính của một đời sống công dân tốt”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh :” Thông điệp anh chị em gửi cho thế giới thật sự là một thông điệp vui mừng, vì hồng ân mà Chúa ban cho xhúng ta từ hôn nhân và từ đời sống gia đình cho phép chúng ta trải nghiệm một điều gì đó từ tinh yêu vô biên nối kết Ba Ngôi Thiên Chúa – Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.Trong các diễn giả hội nghị, có thượng phụ giáo phận Venise, ĐHY Angelo Scola, Bà Maria E. Fongen,phụ trách Trung tâm về Gia Đình ở Oslo và ĐGM phụ tá giáo phận Birmingham,William Kennedy.

 

TÍN HỮU TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ,PHẬT TỬ NHẬT TẠI BUỔI TRIỀU YẾT

(ZENIT 06.05) Trong nhiều nhóm từ các châu lục khác nhau hiện diện tại buổi triều yết chung thứ tư, người ta lưu ý ba nhóm đến từ Châu Á. Một ca đoàn Trung Quốc thuộc “nhà thờ Miền Bắc” của Bắc Kinh, khoảng 30 người, đã tham dự buổi triều yết. 65 khách tham quan đến từ giáo xứ Thánh Antôn,Ấn Độ. Đức Thánh Cha cjào mừng hai thành viên một phái đoàn Phật tử Nhật thuộc Quỹ “Rissho Kosei-kai”. Phong trào nầy được Nikkyo Niwano và Myoko Naganuma thành lập năm 1938. M.Nowano là khách mời ngoài Kitô hữu duy nhất tại công đồng Vatican II năm 1965 và đã được Đức Phaolô VI triều yết riêng nhân dịp đó. Vị sáng lập nầy đã tham dự các cuộc gặp mặt cácTôn Giáo ở Atxidi năm 1986 và 1993 và con trai ông,Nichiko Niwano than dự cuộcgặp gỡ năm 2002.Mỗi năm Quỹ nầy trao giải cho một người hoạt động vì hoà bình. Năm nay,lần thứ 27, giải được trao ngày 13.05 tại Tokyo cho Bà Ela Ramesh Bhatt, thuộc tổ chức Ấn Độ Nữ Giới Giúp Nhau.

 

TIỂU VƯƠNG KOWEIT THĂM TOÀ THÁNH

(VIS 06.05) Đức Thánh Cha đã tiềp kiến ngài Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah, tiểu vương nước Koweit, người cũng đã hội kiến với ĐHY quốc vụ khanh Bertone aà ĐGM Mamberti. Hai bên đề cập đến những chỉ đề hai bên cùng quan tâm, nhất là những nỗ lực hoà bình ở Trung Đông và theo đuổi đối thoại liên tôn. Người ta ghi nhận sự đóng góp đáng kể của cộng đồng thiều số Kitô giáo cho xã hội Koweit.

 

TỔNG THỐNG NƯỚC GRUDIA (GEORGIA) THĂM TOÀ THÁNH

(VIS 07.05). Hôm nay,Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngài Mikhail Saakashvili, tổng thống nước Grudia. Tiếp sau đó, ngài tổng thống đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh và ĐGM Mamberti. Các cuộc trao đổi nầy cho phép đề cập đến những vấn đề song phương va của mỗi nước khác nhau và tái khẳng định ước muốn chung phát triển cá trao đổi văn hoá. Hai bên chào mừng công việc của Caritas đối với các dân tộc và cổ vũ các quan hệ tốt đẹp giữa các tín đồ những tuyên tín khác nhau vì lợi ích của quốc gia nầy. Hai bên cùng bày tỏ nguyện vọng được nhìn thấy những khó khăn trong vùng được giải quyết qua đối thoại và thương thuyết giữa các bên liên quan”.

 

TƯ LIỆU: SÁCH “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LA MÔ

(CathNews 05.05) Tiến sĩ Edward Norman là một nhà giáo sử, giảng dạy nhuều năm tại Cambridge,tiếp theo chức chưởng ấn đại hịc York Minster. Hiện ở trong một giáo xứ tại Luân Đôn giúp cho một LM quản xứ.Trong gần 200 trang sách,Ngài đã cung cấp một mô tả uyên thâm, chính xác về Giáo Hội trong 2.000 năm qua. Riêng nó đã là một thánh tựu lớn lao rồi. Các chương sách được cơ cấu theo các cách thường dùng : sáng lập Giáo Hội, Đại Ly Giáo,Thời Kỳ Trung Cổ,Phong Trào Cải Cách,v..v…Với tài năng và sự hóm hỉnh,ngài trình bày một hiện tượng phi thường : [GH] như là một cơ chế được cả những thánh nhân và tội nhân cùng điều hành và đã sống sót,triển nở,thi thoảng bị chao đảo,phục hồi và vẫn đứng vững 20 thế kỷ qua. Những gì Norman quan tâm,ấy là Giáo Hội trong xã hội con người : nó đã phản ảnh xã hội nầy ra sao, đồng thời theo một ý nghĩa nào đó vẫn luôn đứng tách biệt với xã hội. Do vậy trng thới kỳ đầu, ngài mô tả ảnh hường của văn hoá Do Thái giáo,Hy Lạp và Roma đối với công đoàn non trẻ các tín hữu.Tương tự, sự phong kiến hoá Giáo Hội phát triền suốt thời kỳ trung Cổ, ‘vì đất đai,Giáo Hội đã bị lôi vào những quan hệ phong kiến không tài nào tránh khỏi”. Trong nghệ thuật, Chúa Giêsu được vẽ như một nhà cai trị phong kiến vĩ đại,đang nhận sự thần phục của các chư hầu trần gian. Norman đqã ca ngời rất nhiều các dìbg tu,lưu ý rằng sự cải tổ định kỳ,một việc xảy ra khá thường xuyên trong lịch sừ Giáo Hội, thường liên kết với sự phát triển các dòng tu.

 

HY VỌNG MỘT CUỘC GẠP GỠ GIỮA ĐỨC BIỂN ĐỨCX XVI VÁ ĐỨC KIRILL I

(ZENIT 07.05) Viễn cảnh đối thoại giữa Công giáo và Chính thốngrất khả quan và người ta có thề hy vọng không phải quá chờ đợi về một cuôc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI và thượng phụ Moscou Kirill I. Đó là lời khẳng định của Đức TGM Philarète giáo phận Minsk và Slutsh,thượng phụ toàn Belarusse,hiện đang ở thăm Ý tham dự một hội nghị quốc tế về chủ đề “Người nghèo là một kho tàng qúy báu của Giáo Hội : Chính Thống và Công Giáo chung nhau trên con đường bác ái”.Theo Ngài, đã đến lúc hiàn tất những bước đi dứt khoát tiến tới hiệp nhất. Hai Giáo Hội tìm cách thiết lập sự thống nhất trọn vẹn. Đức TGM Philarete đi Turin để tôn kính Tấn Khăn Liệm và thăm ĐHY Severino Poletto,TGM Turin. Ngài nhận xét sau khi đã nhìn thấy Khăn Liệm : “Ấn tượng lớn lao đến mức thật khó mà diễn tả niềm vui mà ta cảm nhân được”.

 

VĂN HOÁ VÀ LINH ĐẠO NGA

(VIS 07.05) Hôm nay tại văn phòng báo chí Toà Thánh, ĐGM Gianranco Ravasi, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá, đã giới thiệu Những Ngày Văn Hoá và Linh Đạo Nga ở Vatican và buổi hoà nhạc kính dâng Đức Giáo Hoàng (19 – 20.05). Những việc nầy được tổ chức với sự cộng tác của Toà thượng phụ Moiscou và HĐ. Giáo hoàng về hiệp nhất các Kitô hữu. Kể từ 14.05, Đức TGM Hilarion giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ban Đối Ngoại của Toà Thượng Phụ Moscou sẽ dẫn đầu một pah1i đoàn tới Milan,rồi từ Turin đi Bolonia và sau cùng đến Roma. Ngày 19.05, Ngài sẽ khánh thành triển lãm của nhà nhiếp ảnh Vladimir Chodakov về GH Chính Thống Nga và sẽ tham dự hội nghị chuyên đề “Chính Thống và Công Giáo trong Châu Âu Ngày Nay”, bên cạnh ĐGM Ravasi và ĐHY Wlater Kasper, chủ tịch HĐ. Giáo hoàng vì hiệp nhất. Ngày sau đó, Đức TGM Hilarion sẽ chủ toạ phụng vụ thánh tại nhà thờ Chính Thống Nga Thánh Nữ Catarina vá buổi tối hôm ấy sẽ có buổi hoà nhạc Dàn Hoà Tấu Quốc Gia Nga và Ca Đoàn Moscou, do Đức thượng phụ Kirill I dâng kính Đức Biển-Đức XVI

 

 THĂM DÒ MỚI CHO THẤY TÍN HỮU CÔNG GIÁO HOA KỲ ỦNG HỘ ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 06.05) Một đa số các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ tán thành sự lãnh đạo của Đức Biển-Đức XVI,mặc cho những nghi ngại về việc Vatican xử lý khủng hoảng lạm dụng tình dục. Đó là kết quả một thăm dò mới của Zogby. Thăm dò cho thấy 56% người CG Hoa Kỳ có cái nhìn tích cực đối với triều đại giáo hoàng nầy, so với 32% có quan điểm tiệu cực. Cái nhìn đối với các GM Hoa Kỳ thị bị phân hoá hơn, với tỷ lệ tán thành và không đồng ý là 45 – 44%. Đa số những người trả lời có cái nhìn tiêu cực về phản ứng của Vatican với chuyện bê bối lạm dụng tình dục. Lần nữa những con số có phần tiêu cực hơn đối với các GM Hoa Kỳ. Một thăm dò mới do Hãng tin CBS và tờ New York Times thực hiện cho thấy rằng 77% người Công giáo tham dự thánh lễ hằng tuần cho biết “việc Vatican xử lý các báo cáo lạm dụng tình dục trẻ em vừa qua” không ảnh hưởng về vuệc ho ‘cảm nhận thế nào về GH Công giáo”. Một con số bổ sung 12% những tín hữu Công giáo thực hành đạo cho biết họ có cảm nhận tích cực hơn về GH sau việc Vatican xử lý chuyện lạm dụng tình dục. Cuộc điều tra thăm dò thực hiện trên 1.089 người lớn giữ 28.04 đến 02.05 và các kết quả đã được công bố ngày 04.05.

 

GIÁM MỤC NÊPAL KÊU GỌI LẦN CHUỖI MAI KHÔI HẰNG NGÀY

(CWNews 07.05) Với một cuộc tổng đình công thu hút sự chú ý của toàn đất  qua ngày thứ 3 liên tiếp, ĐGM Anthony Sharma đã kêu gọi tất cả các giáo xứ,cộng đoàn dòng tu vá trường học Công giáo lần hạt mân côi hằng ngày ‘ vì hoà bình quốc gia và vì việc soạn thảo và phê chuẩn thành công tân Hiến Pháp mà không có bạo lực”. Cha Pius Perumana, quyền Đại diện Tông Toà ở Nêpal nói :” Chúng tôi cầu xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cùng Chúa để hoá bình thắng thế và tránh được những vụ đổ máu, để các nhà cai trị được soi sáng và đạt được một thoả hiệp chính trị chấmn dứt khủng hoảng nầy”. ĐGMJ Sharma,người cầm đầu GH trong quốc gia Châu Á khép kín nhất nầy từ 1984, cũng kêu gọi chầu Tah1nh Thể hằng tuần. Chỉ có khoảng 6.000 tín hữu Công giáo trong 21,6 triệu dân, nhưng Giáo Hội ở đây lại có tới 63 linh mục, 24 chủng sinh và 136 nữ tu.

 

HỘI THÁNH THỂ Ở BRASILIA: ĐỨC HỒNG Y HUMMES LÀM ĐẶC PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(ZENIT 07.05) ĐHY người Brasil,Claudio Hummes,OFM, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ,đã được Đức Thánh Cha chọn làm đặc phái viên tại Đại Hội Thánh Thể toàn quốc Brasil lần thứ 16,diễn ra ở Brasilia [thủ đô hành chánnh của Brasil,khác với Rio de Janeiro. BTGH] từ 13 đến 16.05. Trong thư gửi, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về ngày Chúa Nhật và về căn tính Kitô giáo. Người cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện nầy và kỷ niệm 50 năm thành lập thủ đô Brasilia. ĐHY Hummes nhấn mạnh rằng trong thư của Người, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến”Chúa Nhật - Ngày của Chúa” với Thánh Thể làm trung tâm,vốn là ‘nguồn mạch ban sự soống” cho các cộng đoàn,để suốt cả tuần sống,các tín hữu “gắn kết và tràn đầy một sự sống mới đem đến cho xã hội”. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu Công giáo mvề sự cần thiết các Kitô hữu có ý thức mạnh mẽ hơn về căn tính Kitô hữu của họ.

 

NHỮNG RẮC RỐI TRONG CÁC ĐÀM PHÁN VỚI HUYNH ĐOÀN PIÔ X (SSPX)

(CWNews 08.05) ĐHY Walter Kasper cho biết các cuộc đàm phán của Vatican với Huynh Đoàn Piô X (SSPX) chỉ có thể đạt đến một thoả ước,nếu tổ chức duy truyền thống nầy chấp nhận Công Đồng Vatican II.” Vị chủ tịch HĐ. Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô hữu, người không trực tiếp dính dự vào những đám phán riêng với SSPX – nói tại một cuộc họp báo ở Paris :”Đối thoại với họ thật chẳng dễ dàng”. Ngài cho biết SSPX phải dẹp bỏ một truyền thống ‘cứng nhắc” để có thể làm theo đúng quy tắc. Trong khi đó,người cầm đầu SSPX,ĐGM Bernard Fellay, nói trong một bức thư gửi những người ủng hộ,rằng tiếng phản đối chỉ trích trên toàn thế giới chống lại Đức giáo hoàng, là do những người lo sợ việc Đức Thánh Cha ủng hộ truyền thống Công giáo thúc đẩy. ĐGM Bellay viết :” Ngay dù dân chúng trong các nhóm của chúng tôi có nghĩ đúng đắn rằng những nỗ lực nầy [ của Đức giáo hoàng] vẫn chưa đủ để chấm dứt tình trạng sa sút và cuộc khủng hoảng của Giáo Hội, - nhất là xét về một số hành vi đi theo đường lối đáng trách của Vị tiền nhiệm,như thăm viếng các hội đường Do Thái và thánh đường Tin Lành

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục