Bài
giảng của ĐTC Trong Ngày Lễ Đăng Quang GH 19-3-2013
Trong
bài giảng tiếp đó bằng tiếng Ý, ĐTC nói:
Anh
chị em thân mến,
Tôi
cảm tạ Chúa vì được cử hành Thánh Lễ này, khai mạc sứ vụ Phêrô trong ngày lễ
trọng kính Thánh Giuse, Hôn Phu của Đức Trinh Nữ Maria, và là Bổn Mạng của Giáo
Hội: đây là một dịp trùng hợp đầy ý nghĩa và cũng là lễ bổn mạng của Vị Tiền
Nhiệm Đáng Kính của tôi: chúng ta gần gũi ngài trong kinh nguyện, đầy lòng quí
mến và biết ơn (vỗ tay).
Tôi
thân ái chào các anh em Hồng y và Giám Mục, các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ
và tất cả anh chị em giáo dân. Tôi cám ơn các đại diện của các Giáo Hội và Cộng
đoàn Giáo Hội khác hiện diện nơi đây cũng như các đại diện của cộng đồng Do
thái và các cộng đồng tôn giáo khác. Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến các vị
Quốc trưởng và Thủ tướng chính phủ, các phái đoàn chính thức của bao nhiêu nước
trên thế giới và ngoại giao đoàn.
Chúng
ta đã nghe trong Tin Mừng rằng “Giuse làm như Thiên Thần Chúa đã truyền và đón
nhận hiền thê của mình” (Mt 1,24). Trong những lời này có gồm tóm sứ mạng mà
Thiên Chúa ủy thác cho Giuse, sứ mạng làm người canh giữ. Nhưng canh giữ ai?
Thưa là canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nhưng đó là một sự canh giữ được nới
rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh: “Thánh
Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giêsu
Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà
Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).
Thánh
Giuse thi hành công việc canh giữ ấy như thế nào? Thưa một cách kín đáo, khiêm
tốn, trong thinh lặng, nhưng với một sự hiện diện liên lỷ và trung tín hoàn
toàn, cả khi Ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa
Giêsu 12 tuổi tại Đền thờ
Thánh
Giuse đã sống ơn gọi gìn giữ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội như thế nào? Thưa
trong sự luôn quan tâm để ý tới Thiên Chúa, cởi mở đối với những dấu hiệu của
Chúa, sẵn sàng đối với dự phóng của Chúa, không phải tới điều riêng của mình,
nhưng điều mà Thiên Chúa yêu cầu Vua Davít, như chúng ta đã nghe trong bài đọc
thứ I; Thiên Chúa không mong ước một nhà do con người làm ra, nhưng Chúa muốn
lòng trung thành với Lời Ngài, với kế hoạch của Ngài; và chính Thiên Chúa xây
dựng căn nhà, nhưng bằng những viên đá sống động nhờ Thánh Thần của Ngài. Và
thánh Giuse là người “canh giữ”, vì Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho
thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân càng nhạy cảm hơn đối với
những người được ủy thác cho Ngài, biết đọc các biến cố một cách thực tế, chú ý
đến những gì ở chung quanh và biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Các
bạn thân mến, chúng ta thấy thánh Giuse đáp ứng ơn gọi của Chúa như thế nào,
với thái độ sẵn sàng, mau mắn, nhưng chúng ta cũng thấy đâu là trung tâm điểm
ơn gọi Kitô, là chính Chúa Kitô! Chúng ta hãy gìn giữ Chúa Kitô trong đời sống
chúng ta, để giữ gìn những người khác, để giữ gìn thiên nhiên, công trình sáng
tạo.
“Nhưng
ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta
mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả
mọi người. Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo
dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô
Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa
và môi trường trong đó chúng ta sinh sống. Đó là giữ gìn con người, chăm sóc
tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người
già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta. Đó là chăm
sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ,
họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người
gìn giữ cha mẹ. Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau
trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả
đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ
tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của
Thiên Chúa.
“Và
khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công
trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con
tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những “vua Hêrôđê”
đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam
nữ.
Tôi
muốn xin tất cả những người đang nắm giữ các vai trò trách nhiệm trong lãnh vực
kinh tế, chính trị hoặc xã hội, tất cả những người thiện chí: “Chúng ta hãy trở
thành những người gìn giữ công trình tạo dựng, gìn giữ kế hoạch của Thiên Chúa
được ghi khắc trong thiên nhiên, giữ gìn tha nhân, môi sinh; chúng ta đừng để
cho những dấu hiệu tàn phá và chết chóc tháp tùng hành trình của thế giới chúng
ta! Nhưng để “gìn giữ” thì chúng ta cũng phải chăm sóc chính mình! Chúng ta hãy
nhớ rằng oán ghét, ghen tương, kiêu ngạo làm cho cuộc sống bị nhơ bẩn! Gìn giữ
có nghĩa là canh chừng những tâm tình chúng ta, con tim chúng ta, vì chính từ
đó nảy sinh những ý hướng tốt hay xấu: những ý hướng xây dựng và những ý hướng
hủy hoại! Chúng ta không được sợ sự tốt lành, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!
“Và ở
đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt
lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giuse
xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm
hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu,
trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương,
thực sự cởi mở đối với tha nhân, yêu thương. Chúng ta không được sợ sự tốt lành
và dịu dàng!
“Ngày
nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân GM Roma,
người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính. Dĩ nhiên Chúa Giêsu Kitô
đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì thế? Sau ba câu Chúa
Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con,
hãy chăn giắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng
quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này,
ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng
ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy
đức tin, của thánh Giuse và như thánh nhân, mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn
thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là
những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà
thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói,
khát, ngoại kiều, người trần trụi, bệnh nhân, tù nhân (Xc Mt 25,31-46). Chỉ
những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết giữ gìn!
Trong
bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người “đã tin, kiêm vững trong
niềm hy vọng bất chấp mọi nghịch cảnh” (Rm 4.18). Kiên vững trong niềm hy vọng,
bất chấp mọi nghịch cảnh! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu chân trời đen xám,
chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chính chúng ta trao ban hy vọng. Giữ gìn
công trình tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn dịu dàng và yêu thương, đó
chính là mở rộng chân trời hy vọng, là mở ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây
mù, là mang sức nóng hy vọng! Và đối với tín hữu, đối với các tín hữu Kitô
chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang có chân
trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng
trên đá tảng là Thiên Chúa.
“Giữ
gìn Chúa Giêsu với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi
người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác
phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất
cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời:
Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!
“Tôi
cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô
và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Linh tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi
nói với tất cả anh chị em rằng: xin cầu nguyện cho tôi! Amen