Trung Quốc vẫn đang khống chế các hoạt động tôn giáo

(conggiao.info)4/25/2014 8:10:43 AM – Nhưng hệ thống toàn quyền kiểm soát của họ đang bắt đầu lung lay?

Đàn áp ở Trung Quốc diễn ra dưới mọi hình thức và quy mô và đã có từ lâu, từ các cuộc tàn sát dã man Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác đến cách tra tấn bằng nước được người Trung Quốc hoàn thiện thành một cách khai thác thông tin và ép người khác phục tùng. Cách tra tấn này vẫn còn có nhiều biến thể, dù ngày nay người ta không còn dùng nước. 

Không có Kitô hữu nào công khai tuyên xưng đức tin hay thành viên của bất kỳ tổ chức tôn giáo nào có chỗ để hoạt động độc lập. Mọi lời nói và việc làm đều bị theo dõi chặt chẽ. Như Đức Giám mục Louis Jin, người qua đời cách đây gần một năm vào ngày 27-4 năm ngoái, thích nói câu: “Không có gì có thể xảy ra ở Trung Quốc mà không được hai thành phần này biết đến đó là Ba Ngôi Thiên Chúa và đảng Cộng sản”. Vì lý do này mà ngài ủng hộ sự công khai hoàn toàn. Mọi nỗ lực giấu giếm đều luôn bị lộ.

Ngày nay, bộ máy hành chính của Trung Quốc giám sát trật tự xã hội lớn gấp đôi so với cách đây 20 năm. Sau những lời kêu gọi dân chủ có thể đoán được nhưng gây lo lắng hết sức (cho đảng Cộng sản) tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, số người giám sát công chúng Trung Quốc tăng từ 20 triệu lên 40 triệu người. 

Và chỉ mới tuần trước, vào ngày 16-4 Chủ tịch Tập Cận Bình chủ tọa cuộc họp đầu tiên của ủy ban an ninh quốc gia mới thành lập, ủy ban có toàn quyền bảo vệ an ninh trong và ngoài nước, báo cáo trực tiếp với Bộ Chính trị, không thông qua các kênh chính phủ. Ủy ban này cho phép chủ tịch thực thi quyền lực trực tiếp chưa từng có tiền lệ về tất cả các khía cạnh của đời sống trong nước và quan hệ ngoại giao của Trung Quốc. Ông có nhiều ảnh hưởng thông qua ủy ban này và các hình thức khác ngang với người sáng lập Trung Quốc đương thời Đặng Tiểu Bình. Và hiện nay dường như ông nắm các quyền định đoạt số phận của người dân mà chỉ có Mao Trạch Đông mới sánh bằng. 

Điều này làm đè nén thêm môi trường vốn đã bị kiểm soát chặt chẽ. Ngay cả trong một thành phố quốc tế tương lai như Thượng Hải, đảng Cộng sản kiểm soát từ quản thúc giám mục địa phương đến cấm giáo dân tham dự các cuộc hội ngộ Công giáo quốc tế vì họ có một “lề thói” ở Ban Tôn giáo địa phương. Mọi động thái đều bị chú ý và báo cáo. 

Những nỗ lực này có chút giống như cậu con trai dùng ngón tay ngăn nước lũ trong đê: bộ máy giám sát, kiềm chế và kiểm soát này có thể duy trì trong bao lâu? 

Có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống đang lung lay này đang ráng sức kết hợp lại. Chẳng hạn như ucanews đưa tin, hàng ngàn Kitô hữu ở miền đông Trung Quốc đang tập trung bảo vệ nhà thờ khỏi bị chính quyền xâm phạm và phá hoại vì họ lo lắng Kitô giáo đang phát triển cách quá nhanh và “không thể chấp nhận” ở Trung Quốc. Có trường hợp các cộng đoàn cắm trại ngoài trời ở lại qua đêm để bảo vệ nhà thờ, vì lo sợ nếu không canh phòng, xe ủi sẽ lợi dụng trời tối để vào nhà thờ. 

Đặc biệt các cộng đồng Tin lành ở Bắc Kinh – cả hợp pháp lẫn “bí mật” – luôn là mục tiêu bị giám sát kỹ. Tuần trước, chính quyền Trung Quốc cấm đưa tin về ngày lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Giáo hội Shouwang, giáo hội bí mật có ảnh hưởng lớn ở Bắc Kinh từng bị ép kéo xuống đường.

Tình trạng bồn chồn nơi Kitô hữu phản ánh một bức tranh lớn hơn ở Trung Quốc. Trên cả nước, sự bất mãn về cách cai trị Trung Quốc nơi người dân gia tăng nhanh, đến mức ngay cả số liệu thống kê chính thức do nhân viên an ninh công cộng báo cáo có trên 128.000 vụ bạo động trong quần chúng vào năm 2012, tăng so với một vài ngàn vụ vào giữa thập niên 1990. Một vụ bạo động được báo cáo khi có trên 30 người liên quan. 

Để xử lý những lời kêu ca tái diễn mãi của công dân, Bắc Kinh đề ra quy định nộp đơn khiếu nại để công dân bị hại có thể đệ đơn kiện chính thức. 

Thế nhưng biện pháp đó gần đây trở thành vấn đề tại tỉnh Hà Nam, do chính quyền địa phương chặn đường không cho người nộp đơn kiện vào khách sạn nơi đặt văn phòng làm việc của những người nhận đơn kiện.

Trên thực tế, những gì từng áp dụng tại Trung Quốc vẫn còn đó – Bắc Kinh vẫn chưa đi tới đâu cả và những gì được ban hành trong thủ đô có thể không được thực hiện khi chính quyền địa phương cố tình làm ngơ hay hủy bỏ. 

Lịch sử đàn áp Kitô hữu chứng kiến tín hữu mất tích trong hai lần – cuộc đàn áp dã man Kitô hữu theo thuyết Nestôriô và cuộc trốn chạy của những người còn sống trong thế kỷ 10 và 11, và cuộc đàn áp và bỏ trốn vào cuối thế kỷ 18, và sau đó chỉ có các thương nhân châu Âu trở lại vào thập niên 1840. Biến cố này từng thôi thúc Đức cha Jin của Thượng Hải giải thích chiến lược chấp nhận Cộng sản cai quản chính quyền Trung Quốc, khiến những người khác chỉ trích ngài hợp tác với đảng Cộng sản. 

Đức cố giám mục nói ngài áp dụng biện pháp này sau 27 năm chịu các hình thức giam giữ khác  nhau (1955-1982) vì “Kitô giáo đã có ba lần bắt đầu tại Trung Quốc. Tôi không muốn Kitô giáo phải có lần thứ tư”.

Nhưng ngay sau khi qua đời, Đức cha Jin chứng kiến người kế nhiệm ngài đưa ra động thái cản trở kế hoạch của đức tân giám mục và của mọi người khác: Đức cha Ma thông báo sau lễ tấn phong giám mục rằng ngài sẽ từ chức trong Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc được chính phủ ủng hộ (CPCA) để tập trung vào sứ vụ giám mục.

Không phải lúc nào Ban Tôn giáo cũng có chuyện để nói về việc này. Đức tân giám mục bị tước quyền hành trong chính quyền và bị quản thúc chặt chẽ kể từ đó, ngài chỉ có thể tiếp xúc với một vài người và ở trong tòa nhà chủng viện Thượng Hải bị đóng cửa vì bị trừng phạt, và các chủng sinh được đưa về các giáo phận quê nhà hay đến các chủng viện khác.

Giáo phận này vốn đã bị chia rẽ, giữa những người tham gia các hoạt động của giáo phận Thượng Hải được nhà nước công nhận và hoạt động công khai và những người tin rằng người Công giáo chân chính duy nhất là người không nhượng bộ chính quyền, người Công giáo Thượng Hải hiện nay phải giải quyết một vấn đề khó khăn mới: một giám mục được Vatican và chính quyền công nhận lại không được chính quyền cho phép hoạt động.

Thượng Hải chỉ có một giám mục thường trú, có một giám mục thuộc cộng đoàn “bí mật” được Vatican bổ nhiệm qua đời gần đây. Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh dường như đã bớt căng thẳng, khiến một số người suy đoán chính quyền Trung Quốc có thể sẽ phục chức cho Đức cha Ma, để tỏ thiện ý.

Đức cha Ma hiện nay thực sự là một nhân vật được hầu hết người Công giáo thuộc cả hai cộng đoàn ở Thượng Hải thán phục vì quyết định rời bỏ CPCA, và sự đối xử ngài phải chịu khi bị giam giữ sau đó.

Điều mỉa mai nhất đó là việc chính quyền ngược đãi Đức cha Ma có thể trở thành chất xúc tác giúp tạo ra một nhân vật được tìm kiếm lâu nay có thể hiệp nhất người Công giáo ở Thượng Hải.

Lei Wai Ho là nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc, viết bài từ Hồng Kông.

(UCAN 25.04.2014)

 


Về Trang Mục Lục