Giáo hội nên nói ra một cách tự do – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 13.04.2015

 

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô mong muốn cho Giáo hội trong thời đại hôm nay có được sự can đảm để nói một cách thẳng thắn và không quanh co úp mở. Qua bài giảng của Ngài trong Thánh Lễ được cử hành ngay vào ngày hôm sau của ngày Ngài cử hành Thánh Lễ với các tín hữu Armenia, và trong Thánh Lễ đó Đức Thánh Cha đã mô tả một cách thẳng thắn về cuộc bách hại mà dân Armenia phải gánh chịu bởi đế quốc Osmanis vào năm 1915 như là một cuộc „diệt chủng“, Đức Thánh Cha đã khởi đi từ những lời của Thánh Tông Đồ nói về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su: „Chúng tôi không thể thinh lặng về điều mà chúng tôi đã nghe và đã thấy“ – Thánh Phê-rô và Thánh Gio-an đã tuyên xưng nhứ thế trong Bài Đọc I được trích từ sách Công Vụ Tông Đồ.

 

Ngay cả trong thời đại hôm nay, sứ điệp của Giáo hội cũng là sứ điệp … thẳng thắn, không nói quanh co, và là sứ điệp của sự can đảm Ki-tô giáo“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

 

Như Kinh thánh đã thuật lại, cả hai con người giản dị và không được học hành bao nhiêu này đều đã có sự can đảm ấy. Người ta có thể gọi sự can đảm là nói thẳng thắn, không úp mở, nói trong sự tự do – không hề có sự sợ hãi trong việc nêu đích danh các vấn đề. Theo nguyên ngữ, từ này có nhiều ý nghĩa: tự do ngôn luận, thẳng thắn… Các Tông Đồ đã chuyển từ gia đoạn sợ hãi sang can đảm để nói về tất cả.“

 

Thánh Phê-rô và Thánh Gio-an đã bị đe dọa bởi các thượng tế, và các Ngài bị cấm không được tiếp tục công bố sứ điệp của Chúa Giê-su – nhưng cả hai vị đã phản kháng lại và cũng đã khuyến khích các anh em của mình hãy biến sứ mạng của Chúa Giê-su thành hành động. Như vậy, Giáo hội của Chúa Ki-tô cũng đã có thể trở thành một Giáo hội truyền giáo. Và các Tông Đồ cũng đã sẵn sàng trong việc hy sinh mạng sống riêng của mình, và sẵn sàng chết như những vị Tử Đạo. Chúa Thánh Thần đã ban sức mạnh cho các Ngài – Đức Thánh Cha nói:

 

Con đường can đảm Ki-tô giáo là một hồng ân của Chúa Thánh Thần. Có rất nhiều con đường mà chúng ta có thể sử dụng, và những con đường ấy trao cho chúng ta một sự can đảm nào đó. Và điều đó có nghĩa là: ´Hãy nhìn xem người kia can đảm đến mức nào và người ấy đã đưa ra những quyết định nào. Hãy nhìn ra xem người ấy đã tổ chức các công việc tốt đẹp như thế nào, người ấy khôn ngoan đến mức nào!` Điều đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều, mà thực ra đó là công việc của một Đấng Vĩ Đại hơn: Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện ở đó thì chúng ta cũng vẫn có thể thực hiện và làm được nhiều việc, nhưng những việc ấy chẳng đem lại tích sự gì.

 

Nhiều người đã không hiểu về mối quan hệ ấy, ngay cả đối với những người sống cùng thời với Chúa Giê-su – Đức Thánh Cha giải thích tiếp, và Ngài đề cập đến cuộc nói chuyện của Chúa Giê-su với ông Ni-cô-đê-mô mà bài Tin Mừng trong ngày hôm nay đã thuật lại. Ni-cô-đê-mô đã thể hiện sự hoài nghi của ông đối với bài nói chuyện của Chúa Giê-su về việc tái sinh bởi Chúa Thánh Thần. Sứ điệp Ki-tô Giáo là một sứ mạng của Chúa Thánh Thần, và tự thể hiện căn tính thông qua sự thẳng thắn – Đức Thánh Cha bổ sung. Và Ngài giải thích rằng:

 

Sự can đảm này trong việc loan báo Tin Mừng phân biệt chúng ta khỏi chủ nghĩa lôi kéo người khác theo đạo một cách đơn giản. Như Chúa Giê-su Ki-tô đã nói, chúng ta đừng ´quảng cáo` để có thêm các ´thành viên` trong cộng đoàn thiêng liêng của chúng ta. Đó là một cái gì đó hoàn toàn vô ích và không phải là Ki-tô giáo. Điều mà Chúa Ki-tô đã làm chính là việc công bố Tin Mừng với sự can đảm! Và việc công bố Chúa Giê-su Ki-tô thông qua Chúa Thánh Thần sẽ khơi lên những sự kinh ngạc ấy, và sự kinh ngạc ấy sẽ cho phép chúng ta đi xa hơn nữa.

 

(rv 13.04.2015 pr)

 

Đam Trần

 



                                   
Về Trang Mục Lục