Ở Mỹ: Thông điệp của Đức Giáo hoàng đã gây tranh luận

(phanxico.vn) 18/06/2015

la-croix.com, Céline Hoyeau, Washington, 2015-06-17

 Ở Mỹ, môi sinh là một chủ đề cực kỳ tế nhị đã gây chia rẽ giữa người Mỹ với và ngay cả giữa người công giáo với nhau. Thông điệp Chúc tụng Chúa sẽ được công bố vào ngày 18-6 đã gây tranh luận, đặc biệt ở những người theo đảng Cộng hòa. Nhưng Giáo hội đã dự trù nhiều hành động để giúp giải thích làm sáng tỏ Thông điệp này sau khi được công bố.

Ngày thứ sáu 19 tháng 6, ông Patrick Carolan, giám đốc tổ chức Mạng lưới Hành động Phan Sinh (Franciscan Action Network), một mạng lưới thuộc dòng Phan Sinh hoạt động cho công chính xã hội, được mời đến Tòa bạch Ốc để trình bày cho hội đồng cố vấn của Tổng thống Obama về nội dung Thông điệp Chúc tụng Chúa của Đức Giáo hoàng.

Ông cho biết, “Tôi chưa bao giờ thấy sự quan tâm và ồn ào trước khi một thông điệp của giáo hoàng được công bố như vậy!”, ông cũng là đồng sáng lập viên tổ chức Phong trào Công giáo Toàn cầu (Global Catholic Movement), một mạng quốc tế của các tổ chức công giáo đặc biệt chuyên về các vấn đề của khí hậu.

Khí hậu, một chủ đề bị mổ xẻ

Bảo vệ môi sinh là một chủ đề cực kỳ bị mổ xẻ và gây rất nhiều phản ứng kháng cự ở Mỹ, nhất là với những người theo đảng Cộng hòa, kể cả những người công giáo. Một vài người phủ nhận việc trái đất nóng lên, một vài người phản kháng cho rằng hành động của con người là để tạo một cái gì và từ chối một luật lệ nhằm giảm các chương trình khí đốt của hiệu ứng nhà kính, với lý do sẽ ngăn chận sự phát triển.

Đối với những người phò sự sống, họ cho rằng ủng hộ môi sinh là sẽ đặt lại vấn đề nguyên do các sự việc, và vì thế sẽ đặt lại vấn đề kiểm soát sinh sản, cho rằng hành động của con người đã gây hậu quả như thế.

Phi chính trị hóa một vấn đề luân lý

Bị bức xúc do quyết tâm bảo vệ Tạo dựng của Đức Giáo hoàng – dù bị Vatican cấm công bố trước, một vài đoạn của thông điệp đã bị rò rỉ, nội dung không đồng ý với các biện minh của người công giáo bảo thủ, cho rằng con người được quyền “thống trị” như trong sách Sáng Thế đã nói, Chúa đã cho phép con người “khai thác” trái đất -, có người còn nêu lên sự tự do mà mỗi người công giáo, theo lương tâm của mình mà hành động, không cứ phải theo Đức Giáo hoàng trong vấn đề này.

Tiêu biểu cho những kháng cự này là dân biểu cộng hòa công giáo, ông Rick Santorum, ứng viên vòng đầu của Đảng Cộng hòa cho nhiệm kỳ Tổng thống năm 2016, đã tuyên bố trên đài Foxnews ngày 7 tháng 6, rằng Đức Giáo hoàng không được bày tỏ quan điểm của mình về sự thay đổi khí hậu, mà phải để “khoa học cho những nhà khoa học”, Đức Giáo hoàng chỉ nên đề cập đến các vấn đề thần học và đạo đức. Nhưng đối với những người công giáo Mỹ dấn thân trên vấn đề môi sinh, thì chủ chốt của vấn đề là phải phi chính trị hóa vấn đề này, vì vấn đề này trước hết vẫn là vấn đề của đạo đức.

 <--- Giáo hữu công giáo trong buổi biểu tình chống sự thay đổi khí hậu ở New York ngày 21 tháng 9-2014

Tầm mức được mến mộ của Đức Phanxicô làm thay đổi não trạng

Chính trong nội dung này mà Mạng lưới Hành động Phan Sinh đã dự trù, sau khi bản Thông điệp được công bố sẽ có một loạt các cuộc gặp gỡ với các nghị sĩ Đảng Cộng hòa để trình bày cho họ biết tầm quan trọng về mặt đạo đức của vấn đề môi sinh.

Là tín hữu Kitô hay không, các mạng lưới môi sinh dựa trên quyền uy lời nói của Đức Phanxicô, dựa trên tầm mức được đại chúng mến mộ để làm thay đổi não trạng (theo thống kê thăm dò cho biết thì 70 % người Mỹ mến mộ Đức Giáo hoàng trong đó 9/10 người công giáo trên mến Đức Giáo hoàng).

Ông Carolan cho biết, “Các tổ chức như Hiệp hội World Wildlife Federation mà chúng tôi làm việc chặt chẽ với họ, họ xin chúng tôi giúp họ hiểu Thông điệp và làm thế nào để truyền thông điệp này đi”.

Một huy động lớn lao của Giáo hội Mỹ

Ngoài các mạng Phan Sinh là mạng chủ yếu, mặc cho các tranh cãi giữa các đảng phái, Giáo hội Mỹ huy động một lực lượng lớn để giúp giáo dân, nhất là những người ít quan tâm hoặc những người cự lại để họ hiểu hơn mà thay đổi lối sống.

Viện hỗ trợ Phát triển Lâu dài của Trường Đại học Loyola ở Chicago cũng đã họp lại 28 tu sĩ Dòng Tên Mỹ chung quanh một bản tuyên bố chung về chủ đề thay đổi khí hậu. Cả mùa hè họ sẽ thu gom các đóng góp của sinh viên và giáo sư về Thông điệp này để tổ chức một buổi nói chuyện vào tháng 9 sắp tới.

Cũng trong địa phận này, các giáo xứ được mời gọi gởi giáo dân đến trong mùa hè này để đào tạo cho họ thành lập các “nhóm xanh,” những nhóm sẽ huấn luyện lại cho cộng đoàn vào dịp tựu trường sắp tới về vấn đề này.

Tài liệu học hỏi và bài giảng

Hội đồng Giám mục Mỹ và Dịch vụ Cứu trợ Công giáo (Catholic Relief Services) cũng chuẩn bị các tài liệu để học hỏi trong các trường công giáo Mỹ (có 2.3 triệu học sinh).

Các bài giảng về chủ đề này cũng đã được tổ chức Catholic Climate Covenant, một mạng lưới giáo dục và bảo vệ khí hậu, soạn thảo để khuyến khích các linh mục giảng về vấn đề này trên tòa giảng.

Môi trường, chưa ở trong các vấn đề ưu tiên

Đối với một số giám mục Mỹ, họ được huy động ưu tiên để bảo vệ tự do tôn giáo mà họ cho rằng tự do này đã bị vi phạm ở một số nước, vì các luật lệ hợp thức hóa hôn nhân đồng tính hay bảo hiểm sức khỏe, nên vấn đề môi sinh chưa phải là vấn đề ưu tiên của họ.

Ngoài ra còn có các giám mục ủng hộ quan điểm của những người theo Đảng Cộng hòa. Trong buổi họp khoáng đại ngày 10 đến 12 tháng 6, chỉ có 40 trên 250 giám mục Mỹ tham dự buổi hội thảo về Thông điệp Chúc tụng Chúa. Tổng giám mục Thomas Wenski, giáo phận Miami nhấn mạnh, các lời tuyên bố của Đức Giáo hoàng sẽ vượt lên trên chia rẽ của các phe và nhắc cho các giám mục của mình biết, họ không thể đứng ngoài cuộc tranh luận này.

Sự huy động này không ngừng ở đây. Các cuộc hẹn khác đang được chờ đợi, các bài diễn văn của Đức Giáo hoàng ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 sắp tới và trước Lưỡng viện Quốc hội ở Washington, trong đó, ngài sẽ nói về môi sinh trước nhiều cử tọa hoài nghi về khí hậu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

 



                                   
Về Trang Mục Lục