Đức Thánh Cha: Thần Học phải nói bằng ngôn ngữ của con người!

 

Chỉ cần đưa mắt rảo quanh những vùng ngoại vi cũng tạo điều kiện cho một nền Thần Học đích thực; chủ thể của Thần Học chính là Dân Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần; không có sự mâu thuẫn giữa „Giáo Lý“ và „Mục Vụ“ – đó là ba tư tưởng chính của Đức Thánh Cha trong một sứ điệp Video được Ngài gửi đến các tham dự viên của một hội nghị Thần Học mà nó sẽ diễn ra trong tuần này tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Trong bài diễn văn dài 30 phút của Ngài, Đức Thánh Cha đã vạch ra những chủ trương căn bản trong những suy tư về Thiên Chúa.

Qua sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha đã trình bày về việc tham dự vào thực tế trước mắt, cũng như việc tham dự vào sự hiệp thông trong một Giáo hội, như là nguyên lý đầu tiên của Thần Học. „Không có bất kỳ Giáo hội địa phương nào hiện hữu cho chính mình, cũng như có thể quyết định cho chính mình, ngay cả khi Giáo hội ấy trở thành bà chủ và trở thành nữ diễn giải duy nhất về thực tại và về tác động của Chúa Thánh Thần“ – Đức Thánh Cha nói. Nhưng đồng thời cũng có nghĩa là: „Không có cộng đoàn nào sở hữu sự độc quyền về việc giải thích hay độc quyền trong việc hội nhập văn hóa. Trái lại, cũng không có một Giáo hội phổ quát nào lại làm ngơ giả điếc trước thực tế trước mắt hay làm bộ không hiểu biết gì.“ Công Giáo tính phát sinh từ sự đa dạng đầy căng thẳng giữa cá nhân và số đông, giữa cái đơn giản và cái phức hợp, giữa cái đặc thù và cái chung. „Cố tình loại bọ những mối căng thẳng này có nghĩa là chống lại đời sống tinh thần.“

Truyền thống và thực tế

Từ lý do trên, Đức Thánh Cha đề cập tới nguyên lý thứ hai, tức mối tương quan giữa truyền thống Đức Tin được đón nhận với thực tại cụ thể của cuộc sống. Điều thứ nhất sẽ không thể tồn tại nếu không có điều thứ hai; gây xáo trộn cho mối tương quan có nghĩa là „biến quan điểm và Thần Học của chúng ta thành một ý thức hệ“. Giáo hội của thời đại hôm nay không hơn với Giáo hội của 100 năm về trước khi Đại Học Buenos Aires thành lập phân khoa Thần Học của mình, mà trong cuộc hội nghị này, ngày sinh nhật của phân khoa trên được cử hành. Sự ngang nhau có giá trị đối với tất cả mọi Giáo hội, đối với Giáo hội tại Ấn-độ cũng như đối với Giáo hội tại Canađa, kể cả đối với Giáo hội tại Rô-ma – Đức Thánh Cha quả quyết. Và điều đó dẫn tới việc phát triển nguyên lý thứ ba – Đức Thánh Cha nhấn mạnh: „Vì thế, việc quyết định và suy tư xem, trở thành Ki-tô hữu có nghĩa là gì đối với thời đại hôm nay, ngay tại đây và trong lúc này, đó là một trong những sứ mạng quan trọng nhất của Thần Học“. Đức Thánh Cha đã trưng dẫn một nhà Thần Học mà Ngài tâm đắc, đó là Cha Michel de Certeau – Linh mục Dòng Tên, người Pháp: „Một nền Thần Học sẽ trả lời cho những vấn nạn của một thời đại, và không bao giờ trả lời cho những vấn nạn ấy bằng những từ ngữ nằm ngoài những từ ngữ mà con người đang nói, cũng như ngoài những gì mà con người đang sống.“

Ngoài ra, trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha còn liên hệ đến những cố gắng mà qua đó, bằng một phương tiện phổ biến, Thần Học thấy mình có liên quan tới việc chỉ ra những yếu kém tại những nơi mà người ta có thể đặt mình vào đó một cách hoàn toàn cụ thể, trong đời sống và công việc riêng, cũng như với tư cách là một nhóm. Như là điều trước tiên, cơn cám dỗ khiến người ta tin rằng, tất cả mọi thứ trước đây đều tốt hơn mọi thứ bây giờ, „ẩn trốn trong một chủ nghĩa bảo thủ hay trong chủ thuyết cực đoan; nhưng ngược lại, đó chính là một cơn cám dỗ muốn phong thánh cho tất cả, muốn coi tất cả những gì chạy theo sự mới mẻ đều là không quan trọng trong việc đặt sự khôn ngoan đã được đón nhận cũng như các di sản phong phú của Giáo hội vào trong mối quan hệ.“ Để thắng vượt cơn cám dỗ này, người ta cần tới nguyên lý đã được nói tới ở trên, tức nguyên lý tác động qua lại giữa truyền thống và thực tế, và cần tới một cuộc đối thoại. Ngay ở đây là việc nghiên cứu Thần Học tại nhà.

Đừng chạy theo chủ nghĩa cực đoan cũng đừng đi theo chủ nghĩa tương đối

Khởi đi từ cuộc đối thoại này, Đức Thánh Cha đã chỉ ra một hiện tượng mà nó vẫn thường biểu lộ ngay trong thời gian gần đây cũng như ngay trong các cuộc đối thoại hiện tại của Giáo hội, nhưng không hề đi vào một vấn nạn được xác định cụ thể. „Không hiếm khi xảy ra chuyện một sự mâu thuẫn được hình thành giữa Thần Học và công cuộc Mục Vụ, như thể đó là hai thực tại đối kháng, bị tách biệt khỏi nhau, đến độ không có gì để làm với nhau. Không hiếm khi xảy ra chuyện một giáo thuyết được đồng hóa với ´sự thủ cựu`, và lạc hậu. Trái lại, chúng ta thường nghĩ tới công việc mục vụ như là sự thích ứng, như là sự giản lược hóa và như là sự điều tiết.“ Sự mâu thuẫn được tạo ra ở đây giữa những „nhà mục vụ“ và những nhà „hàn lâm“, giữa những người đứng về phía quần chúng và những người đứng về phía giáo thuyết, thì hoàn toàn sai lạc. „Việc thắng vượt sự phân tách giữa Thần Học và công cuộc Mục Vụ, giữa Đức Tin và đời sống, là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Công Đồng Vatican II. Cha cảm thấy được khích lệ để nói rằng, trong một cách thế nào đó, việc suy tư Thần Học và suy tư về phương pháp của nó với tư cách là một Ki-tô hữu, chính là một cuộc cách mạng.“ Việc tiếp tục những công trình của Công Đồng Vatican II chính là sứ mạng của ngày hôm nay. Trái lại, nếu không làm như vậy thì có nghĩa là đã phản bội lại với sứ điệp của Chúa Giê-su. Sứ điệp ấy sẽ không còn là một Tin Mừng nữa, và vì thế trở thành những lời vô sinh. Giáo lý không phải là một hệ thống khép kín, bất lực trong việc giải quyết những câu hỏi, những mối ngờ vực và những vấn nạn.

Gặp gỡ là điều căn bản

Sự gặp gỡ này giữa giáo thuyết và công cuộc mục vụ không phải là một sự lựa chon tùy ý, nhưng chính là sự căn bản đối với một nền Thần Học của Giáo hội“ – Đức Thánh Cha tóm tắt những suy tư của Ngài. „Những vấn nạn của Dân Chúa, những nỗi sợ hãi của họ, những bất ổn của họ, những giấc mơ của họ, những trận chiến của họ và những mối lo lắng của họ, có một giá trị cần phải được giải thích, mà giá trị đó chúng ta không thể làm ngơ nếu chúng ta đón nhận nguyên lý Nhập Thể một cách nghiêm túc.“ Thiên Chúa đã trở thành con người trong Chúa Giê-su, giữa những xung đột, những bất công, bạo lực, nhưng cũng trong giữa niềm hy vọng và những giấc mơ. Và để giải thích những suy tư này một cách rõ ràng hơn, Đức Thánh Cha đã đề cập tới chủ đề có tính trung tâm thứ ba của Ngài.

Việc sống với những người đang ở trong những cuộc xung đột của họ, tại những vùng ngoại vi, không phải là một sự lựa chọn tùy thích, nhưng là một điều kiện để có được một sự hiểu biết tốt hơn về Đức Tin. Vì thế, thật là quan trọng khi đặt ra câu hỏi rằng: ´Chúng ta đang nghĩ tới ai khi chúng ta đang vận hành Thần Học?` ´Chúng ta đang có ai trước mặt?` Nếu không có sự gặp gỡ này với Dân Chúa thì Thần Học sẽ có nguy cơ trở thành một ý thức hệ. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, Chúa Thánh Thần và Dân Đức Tin mới chính là chủ thể của Thần Học. Một Thần Học mà nó không được sinh ra từ đó, có lẽ nó sẽ rất đẹp, nhưng nó không thực!

 

(rv 05.09.2015 ord)

 

Joseph Trần

 



                                   
Về Trang Mục Lục