Đức Thánh Cha: Thông Điệp Deus Caritas Est Chỉ Đường Cho Giáo Hội Ngày Nay

 

Sứ điệp của Thông Điệp Deus Caritas Est vẫn luôn còn mang tính thời sự và đang chỉ ra con đường mà Giáo hội ngày nay phải đi lên. Với những lời đó, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi bức Thông Điệp đầu tay của vị Tiền Nhiệm Ngài – tức Đức Bê-nê-đíc-tô XVI. Bức Thông Điệp ấy được coi như chương trình hành động đối với triều đại Giáo Hoàng của Đức Nguyên Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã bày tỏ quan điểm của Ngài trong cuộc hội kiến dành cho các tham dự viên của hội nghị mà với nó, Hội Đồng Caritas Giáo Hoàng Cor Unum đã cử hành 10 năm ngày công bố Thông Điệp Deus caritas est.

Trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha nói rằng, lịch sử của Giáo hội và lịch sử của Tình Yêu đối với tha nhân, tức Caritas, liên kết với nhau một cách không thể tách rời: „Nó là một lịch sử Tình Yêu mà chúng ta đã nhận lãnh từ Thiên Chúa, và Tình Yêu ấy phải được mang vào trong thế giới: Đức Ái đối với tha nhân được lãnh nhận và được tiếp tục chuyển giao này chính là tâm quay và là điểm xuất phát của lịch sử Giáo hội cũng như là lịch sử của mỗi cá nhân chúng ta. Trong thực tế, hành vi của Đức Ái đối với tha nhân không chỉ có nghĩa là cho đi một của bố thí để tự làm yên lương tâm; hành vi ấy chứa đựng một sự quan tâm đầy chu đáo đối với người khác, mà với sự quan tâm chu đáo ấy, người được quan tâm sẽ được nhìn xem như là một con người với chính mình, và trong mối quan tâm đó, tình bằng hữu đối với Thiên Chúa muốn được sẻ chia với người khác. Vì thế, Đức Bác Ái đối với tha nhân đứng trong trung tâm điểm của đời sống Giáo hội, và là con tim đích thực của Giáo hội, như Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã từng nói.“

Lời của Chúa Giê-su mà theo đó, Đức Ái đối với tha nhân chính là giới răn đầu tiên và quan trọng nhất, không chỉ có hiệu lực đối với cá nhân các tín hữu, nhưng cũng còn có hiệu lực cả với toàn thể cộng đoàn Ki-tô giáo nữa – Đức Thánh Cha quả quyết. Giờ đây, Năm Thánh Lòng Thương Xót trao cho chúng ta cơ hội để „trở về với con tim sôi sục của cuộc sống chúng ta cũng như của chứng tá chúng ta“: „Thiên Chúa không đơn giản chỉ là Đấng có niềm mong muốn hay chỉ có khả năng yêu thương: Thiên Chúa chính là Đức Ái đối với tha nhân; Đức Ái đối với tha nhân chính là thực thể của Ngài, là bản tính của Ngài.“ Đặc tính tương quan và hướng về con người của Tình Yêu Thiên Chúa đi trực tiếp tới trung tâm của Lòng Thương Xót: „Việc đi đến với chúng ta mà nó đạt tới tột đỉnh trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Ngài, chính là Lòng Thương Xót của Ngài; […] Dung nhan của Ngài chính là dung nhan nhìn ngắm chúng ta và đón nhận chúng ta. Chương trình của Chúa Giê-su, như được trình bày trong Thông Điệp Deus caritas est, chính là một ´con tim nhìn ngắm`. Con tim này sẽ nhìn tới bất cứ nơi đâu Tình Yêu tạo ra sự bắt buộc phải hành động theo (s. 31). Do đó, Đức Ái đối với tha nhân và Lòng Thương Xót sẽ liên kết chặt chẽ với nhau, bởi vì chúng là cách của Thiên Chúa để là, và để hành động: đó là căn tính và bản thể của Ngài.“

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha đã đề cập một cách đặc biệt tới hai khía cạnh của bức Thông Điệp. Thứ nhất là dung nhan Thiên Chúa: Dung nhan ấy biểu lộ trong sự trao hiến của Chúa Con cho nhân loại và cho Tình Yêu đối với tha nhân: „Vì thế, chúng ta phải ngắm nhìn Đức Ái đối với tha nhân của Thiên Chúa như là cái la bàn mà chúng ta hướng cuộc sống của mình theo đó, trước khi chúng ta bắt đầu một hoạt động nào đó: chúng ta thấy ở đó hướng đi, mà từ đó chúng ta học để nhìn ngắm anh chị em của chúng ta và nhìn ngắm thế giới như thế nào.“

Thứ hai là, Đức Ái này đối với tha nhân càng ngày càng nên phản ánh trong đời sống Giáo hội. „Cha mong muốn biết là dường nào trước việc mỗi người trong Giáo hội, mỗi tổ chức, mỗi hoạt động, đều cho phép khám phá ra rằng, Thiên Chúa yêu thương con người! Việc những tổ chức từ thiện của chúng ta thực hiện sứ vụ truyền giáo là điều rất quan trọng, vì những cơ quan ấy mang nhiều người nghèo đến với một cuộc sống xứng nhân phẩm và nhân đạo hơn, đó là điều rất cần thiết ngay trong lúc này; nhưng sứ vụ truyền giáo ấy vô cùng quan trọng, vì nó cho phép cảm nhận, không phải trong những lời nói, nhưng với một Tình Yêu cụ thể mà mỗi người đều cảm thấy mình được yêu thương bởi Thiên Chúa Cha và bởi Con của Ngài, và được tiền định cho cuộc sống vĩnh cửu.“

Với một lời cảm ơn nồng thắm dành cho các tham dự viên của hội nghị vì họ đã và đang hoạt động cũng như đang dấn thân cho niềm hạnh phúc chung của Giáo hội, Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn của mình, và một lần nữa, đã đưa ra chỉ dẫn rằng, Năm Thánh Lòng Thương Xót có một điểm trung tâm, mà điểm trung tâm ấy được hiện thực hóa nhờ vào Đức Ái đối với tha nhân của Giáo hội: Thực thi những công việc của đức thương người đó chính là cách chia động từ „YÊU“ theo cách của Chúa Ki-tô – Đức Thánh Cha kết luận.

 

(theo de.rv 26.02.2016 cs)

 

Joseph Trần

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 2, 2016