Niềm hy vọng tặng ban cho chúng ta sự bình an ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất(Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 17.03.2016)

 

Niềm hy vọng Ki-tô giáo là một đức hạnh khiêm tốn nhưng mạnh mẽ, nó bảo vệ chúng ta trước việc chết chìm trong những khó khăn của cuộc sống hằng ngày. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican.

Chúa Giê-su nói với các Luật Sĩ và giải thích cho họ biết rằng, Áp-ra-ham đã „vui mừng“ vì ông „đã thấy ngày của Ngài“. Và Đức Thánh Cha đã sử dụng niềm hy vọng này của Áp-ra-ham mà cả Bài Đọc I lẫn bài Tin Mừng đều nói về, để làm điểm xuất phát cho bài giảng của Ngài. Ở đây, Ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng mà niềm hy vọng được ghi nhận trong cuộc sống người Ki-tô hữu, vì Áp-ra-ham – Đức Thánh Cha giải thích -, „đã trải qua những cơn cám dỗ trên con đường hy vọng“, nhưng ông đã thể hiện một Đức Tin mạnh mẽ cũng như đã vâng phục Thiên Chúa, và do đó, đã lên đường để đi tới miền đất hứa.

Có một sợi chỉ đỏ của niềm hy vọng, mà sợi chỉ đó gắn kết „toàn bộ lịch sử cứu độ“ lại với nhau, và là „nguồn mạch của niềm vui“: „Ngày hôm nay Giáo hội nói với chúng ta về niềm vui của hy vọng. Trong Lời Nguyện Nhập Lễ, chúng ta đã cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết bảo vệ niềm hy vọng của Giáo hội, để Giáo hội không bị tan vỡ. Và Thánh Phao-lô nói, khi Ngài nói về Áp-ra-ham của chúng ta: ´Đặt niềm tin trước tất cả mọi niềm hy vọng`. Nếu không có niềm hy vọng nhân loại, thì rồi sẽ có nhân đức này, tức nhân đức mang bạn về phía trước, khiêm tốn, đơn giản , nhưng trao ban cho bạn niềm vui, và đôi khi là niềm vui lớn, và cũng đôi khi chỉ với sự bình an, với sự chắc chắn rằng, niềm hy vọng không gây thất vọng.“

Niềm vui và niềm hy vọng này của Áp-ra-ham „lớn lên trong lịch sử“. „Đôi khi“ – Đức Thánh Cha giải thích -, „nó tự giấu mình nên người ta không thấy được nó; đôi khi nó xuất hiện một cách hoàn toàn tỏ tường.“ Đức Thánh Cha đã viện dẫn mẫu gương của bà Ê-li-sa-bét khi bà mang thai: Bà đã reo mừng trước niềm vui khi bà được viếng thăm bởi cô em họ của bà. Đó là „niềm vui về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đồng hành với dân của Ngài. Và khi có niềm vui thì rồi cũng sẽ có bình an. Đó là nhân đức hy vọng: từ niềm vui tới bình an“ – Đức Thánh Cha quả quyết. Niềm hy vọng này – Đức Thánh Cha giảng tiếp – „không bao giờ gây thất vọng“, dù chỉ một lần trong những khoảnh khắc dân Chúa phải làm nô lệ khi họ sống ở nước ngoài.

Sợi chỉ hy vọng này“ bắt đầu với Áp-ra-ham, „Thiên Chúa nói về nó với Áp-ra-ham“, và „kết thúc“ với Chúa Giê-su. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã chống lại một sự mô tả về những đặc điểm của niềm hy vọng này: Vì ngay cả khi người ta có thể nói rằng, người ta sở hữu Đức Tin và Đức Bác Ái đối với tha nhân, thì việc trả lời cho những vấn nạn về niềm hy vọng vẫn là điều khó khăn hơn.

Chúng ta rất thường hay nói về điều đó một cách rất đơn giản, nhưng khi người ta hỏi: Bạn có niềm hy vọng không? Bạn có niềm vui của niềm hy vọng không? - ´Dạ thưa Cha, con không hiểu điều đó, xin giải thích cho con!` Niềm hy vọng, đức hạnh khiêm tốn này, tức nhân đức cùng tuôn trào ra trong nước sự sống, như nó hỗ trợ chúng ta, để chúng ta không chết chìm trong những khó khăn, để chúng ta không đánh mất niềm mong ước muốn tìm thấy Thiên Chúa, muốn tìm thấy dung nhan tuyệt vời của Ngài, tức dung nhan mà vào một ngày kia chúng ta sẽ được trông thấy: niềm hy vọng.“

Hôm nay – Đức Thánh Cha quả quyết – „là một ngày tuyệt vời để suy từ về điều đó“: Chính Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi Áp-ra-ham, và đã yêu cầu ông rời bỏ quê cha đất tổ của ông, mà ông không hề biết rằng, ông sẽ phải đi về đâu; đó là chính Thiên Chúa, Đấng đã để cho mình bị đóng đi vào Thập Giá để giữ lời hứa mà Ngài đã đưa ra. „Đó chính là Thiên Chúa, khi thời gian đến hồi viên mãn, Ngài đã lo lắng để cho lời hứa này trở thành hiện thực đối với tất cả chúng ta. Và điều nối liền giây phút đầu tiên này với giây phút cuối cùng ấy, chính là sợi chỉ của niềm hy vọng; và điều mà nó liên kết đời sống Ki-tô hữu của tôi với đời sống Ki-tô hữu của chúng ta, từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác, để không ngừng tiến về phía trước – những tội nhân, nhưng tiến về phía trước -, chính là niềm hy vọng; và điều mà nó trao ban cho chúng ta sự bình an trong những giờ phút tồi tệ, trong những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc sống chúng ta, cũng chính là niềm hy vọng. Niềm hy vọng không gây thất vọng, nó luôn luôn có đó: âm thầm, khiêm tốn, nhưng mạnh mẽ.“

 

(theo de.rv 17.03.2016 cs)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2016