Christifideles laici

của Đức thánh cha Gioan-Phaolô II

Về ơn gỌi và sỨ mẠng cỦa giáo dân

trong Giáo HỘi và thẾ giỚi

 

Kính gửi :

Các Giám mục,

Các linh mục và phó tế,

Các tu sĩ nam nữ

Và toàn thể giáo dân

NhẬp đỀ

1.             Các kitô-hỮu giáo dân (Christifideles laici) mà “ơn gọi và sứ vụ của họ trong Giáo Hội và trong thế giới hai mươi năm sau Công Đồng Vatican II” đã là chủ đề của khóa họp Thượng-hội-đồng Giám Mục năm 1987, các tín hữu này thuộc về Dân Thiên Chúa, được biểu tượng qua những người thợ làm vườn nho, như thánh Matthêu thuật lại trong sách Tin Mừng : “"Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc” (Mt 20,1-2).

        Dụ ngôn của Tin Mừng mở ra trước mắt chúng ta vườn nho mênh mông của Chúa, và một đám đông con người, cả nam lẫn nữ, được Chúa mời gọi và sai đi làm tại vườn nho. Vườn nho, chính là thế giới (x. Mt 13,38), phải được biến đổi theo chương trình của Thiên Chúa, hướng tới ngày hoàn thành chung cuộc của Nước Thiên Chúa.

Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi !

2.             “Khoảng chín giờ sáng, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông bảo họ : ‘Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi !’ (Mt 20,3-4).

        Kể từ ngày xa xưa ấy của lịch sử, lời mời gọi trên của Chúa vẫn không ngừng vang vọng : Lời ấy gửi tới mọi người sống trên trần gian này.

        Ngày nay, trong luồng gió canh tân của Thánh Thần ngày lễ Ngũ Tuần, do Công Đồng Vatican II đem lại, Giáo Hội cảm nghiệm sâu sắc hơn về tính chất truyền giáo của mình, và với thái độ vâng phục quảng đại, Giáo Hội nghe lại tiếng nói của Chúa, Đấng sai Giáo Hội vào trần gián như “bí tích phổ quát cứu rỗi”[1].

        Cả các anh nữa : Lời mời gọi không chỉ gửi tới các vị Chủ chăn, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng tới mọi người : cả các giáo dân cũng được mời gọi đích danh, nhận lãnh từ Ngài một sứ vụ đối với Giáo Hội và thế giới. Khi giảng thuyết cho các kitô-hữu, Thánh  Grêgôriô Cả nhắc lại điều đó khi ngài diễn giải dụ ngôn thợ làm vườn nho trong một bài giảng cho dân chúng : “Anh em thân mến, hãy lưu ý một chút về cách sống của anh em, hãy nghiêm chỉnh xét xem anh em có phải đã là thợ làm vườn của Chúa không. Mỗi người hãy tự xét việc mình làm và nhận định xem mình có làm việc trong vườn nho của Chúa hay không”[2].

        Được thừa hưởng di sản vô giá về giáo lý, tu đức và mục vụ, Công Đồng đã viết những trang thật tuyệt vời về bản tính, phẩm giá, linh đạo, sứ mạng và trách nhiệm của giáo dân. Họa theo lời mời gọi của Đức Kitô, các Nghị Phụ công đồng đã mời gọi mọi giáo dân, nam cũng như nữ, vào làm việc trong vườn nho của Chúa : “ Nhân danh Thiên Chúa, Thánh Công Đồng hết sức kêu mời tất cả các giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, hãy mau mắn, đại độ và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Đấng giờ đây đang tha thiết mời gọi họ. Ước gì giới trẻ hiểu rằng lời mời gọi này được đặc biệt gửi tới họ và ước gì họ vui mừng và quảng đại đón nhận. Quả thật, chính Chúa một lần nữa nhờ Thánh Công Đồng này, mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hợp với Người ngày một mật thiết hơn và nhận thức được những gì của Người cũng là của chính mình (x. Pl 2,5), họ hãy tham gia vào sứ mạng cứu rỗi của chính Người, và một lần nữa Người sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến (x. Lc 10,1)[3].

        Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi ! Những lời này cũng âm thầm vang vọng trong suốt thời gian Thượng-hội-đồng Giám Mục nhóm họp tại Rôma từ ngày 01 đến 30 tháng mười năm 1987. Theo hướng đi của Công Đồng và được những kinh nghiệm cá nhân và cộng đoàn của toàn thể Giáo Hội soi sáng, cộng thêm sự đóng góp của các Thượng-hội-đồng trước, các Nghị Phụ đã nghiên cứu sâu xa về “ơn gọi và sứ mạngï của giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới, hai mươi năm sau Công Đồng Vatican II”.

        Khó họp này có sự hiện diện của những đại biểu giáo dân nam nữ ưu tú, những người đã góp phần quý báu vào công việc của Thượng-hội-đồng. Bài giảng bế mạc đã minh nhiên nhìn nhận điều đó : “Chúng tôi tạ ơn Chúa vì, trong thời gian Thượng-hội-đồng nhóm họp, không những chúng tôi được vui mừng về sự tham dự của các giáo dân (nam nữ dự thính viên), nhưng hơn thế nữa vì diễn tiến các cuộc tranh luận đã cho chúng tôi nghe được tiếng nói của các khách mời, là các đại biểu giáo dân đến từ mọi miền trên thế giới, từ những quốc gia khác nhau. Điều đó cho phép chúng tôi sử dụng các kinh nghiệm, các ý kiến và các đề nghị của họ phát xuất từ lòng yêu mến sự nghiệp chung”[4].

        Nhìn vào thời hậu-Công-Đồng, các Nghị Phụ của Thượng-hội-đồng đã có thể nhận thấy đâu là cách thức được Thánh Thần sử dụng để tiếp tục làm cho Giáo Hội thêm tươi trẻ, bằng cách gợi lên trong Giáo Hội những năng lực mới của sự thánh thiện, với sự tham gia của đông đảo giáo dân. Trong số  nhiều chứng từ, chúng tôi thấy được một chứng từ về những năng lực đó, trong kiểu cách mới về sự cộng tác giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân ; trong sự tham dự tích cực vào phụng vụ, vào việc loan báo Lời Chúa, vào việc huấn giáo ; trong nhiều dịch vụ và trách vụ được trao phó cho giáo dân, và họ đã đảm nhận rất tốt ; trong việc nở rộ các nhóm, các hiệp hội, các phong trào tu đức và dấn thân ; trong việc tham gia rộng rãi và rõ nét hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo Hội và sự phát triển của xã hội.

        Đồng thời, Thượng-hội-đồng cũng không quên ghi nhận rằng con đường thời hậu-công-đồng của giáo dân không phải là không có khó khăn  và nguy hiểm. Cụ thể, phải nhắc đến hai cám dỗ mà không phải lúc nào cũng tránh được : cám dỗ quá miệt mài với những dịch vụ và trách vụ trong Giáo Hội, đến nỗi đôi khi xao lãng trên thực tế các trách nhiệm chuyên môn của mình thuộc các lãnh vực nghề nghiệp, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị ; cám dỗ ngược lại là bào chữa cho sự tách biệt không thể biện minh giữa đức tin và đời sống, giữa việc đón nhận Tin Mừng và hoạt động cụ thể trong các lãnh vực trần thế khác nhau.

        Trong quá trình làm việc, Thượng-hội-đồng không ngừng tham chiếu Công Đồng Vatican II, đã hai mươi năm qua mà giáo huấn của Công Đồng liên quan đến giáo dân vẫn có tính thời sự đáng ngạc nhiên, đôi khi có tầm mức tiên tri : một giáo huấn như thế có khả năng soi sáng và gợi hứng cho các câu trả lời cần phải đưa ra ngày hôm nay trước những vấn đề mới mẻ. Thực vậy, thách đố mà các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng nêu lên, là vạch ra những con đường chính xác ngõ hầu “lý thuyết” sáng ngời về bậc giáo dân, do Công Đồng đề ra, có thể trở thành môät sự “thực hành” chính thực trong Giáo Hội. Mặt khác, một số vấn đề được đặt ra do một tính chất “mới mẻ” bào đó ; đến độ người ta có thể cho chúng thuộc thời hậu-công-đồng, ít là theo nghĩa thời gian : các Nghị Phụ đã hoàn toàn chính đáng khi lưu tâm đặc biệt đến những vấn đề này trong các cuộc tranh luận và suy tư. Trong số đó, cần phải kể ra những vấn đề liên hệ đến các tác vụ và các dịch vụ trong Giáo Hội đã hay sẽ được trao cho giáo dân, việc phổ biến và phát triển “những phong trào” mới bên cạnh những hình thức khác về các hiệp hội giáo dân, vị trí và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.

        Sau khi hoàn thành công việc một cách nhiệt thành, quảng đại, với khả năng chuyên môn, các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng đã bày tỏ với tôi lòng ước mong khao khát của các ngài là vào thời điểm thuận tiện, tôi sẽ trình bày với toàn thể Giáo Hội một văn kiện đúc kết về đề tài kitô-hữu giáo dân.[5]

        Vì thế, Tông Huấn Hậu-Thượng-hội-đồng này muốn làm nổi bật tất cả giá trị công việc của Thượng-hội-đồng, từ các bản Đề-cương (Lineamenta) đến Tài-liệu làm việc (Instrumentum laboris), từ bản phúc trình nhập đề cho đến những đóng góp của từng giám mục, từng giáo dân và cho đến báo cáo tổng hợp sau khi đã tranh luận tại phiên họp khoáng đại, từ những thảo luận và phúc trình của các “nhóm nhỏ” (circuli minores) cho đến những “đề-nghị” (propositiones) và Sứ-điệp kết thúc. Vì thế, Tông Huấn này không nằm bên lể Thượng-hội-đồng ; trái lại, nó diễn đạt Thượng-hội-đồng một cách vừa mạch lạc vừa trung thành ; nó là kết quả của một công việc tập đoàn, mà giai đoạn chót là thảo ra một bản trình bày có sự đóng góp của Hội Đồng Văn phòng Tổng-thư-ký của Thượng-hội-đồng và của chính Văn phòng.

        Tông Huấn này nhằm mục đích khơi dậy và nuôi dưỡng một ý thức rõ nét hơn về ân huệ và trách nhiệm của tất cả và của từng giáo dân, trong sự hiệp thông và trong sứ vụ của Giáo Hội.

Những thúc bách hiện tại của thế giới :

"Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết ?"

3.             Ý hướng nền tảng của Thượng-hội-đồng vừa qua, và do đó, hiệu quả quý giá và đáng mong ước nhất của nó, là đưa giáo dân đến chỗ lắng nghe Đức Kitô, Đấng gọi họ làm việc trong vườn nho của Ngài, đồng thời hướng dẫn họ góp phần tích cực, có ý thức và trách nhiệm vào sứ vụ của Giáo Hội, vào thời điểm vừa huy hoàng vừa bi thương này của lịch sử, lúc sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba.

        Ngày nay, trong Giáo Hội cũng như trong thế giới, trong những thực tại xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, có những hoàn cảnh mới mẻ đang đòi hỏi, một cách hết sức đặc biệt, hoạt động của giáo dân. Nếu trước đây thái độ thờ ơ đối với hoạt động này luôn luôn không thể chấp nhận được, thì ngày nay, thái độ ấy lại càng đáng khiển trách hơn bao giờ hết. Không ai được phép ở yên mà không làm gì cả.

        Chúng ta hãy đọc lại dụ ngôn trong Tin Mừng : “Khoảng năm giờ chiều, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ : ‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết ?’. Họ đáp : ‘Vì không ai mướn chúng tôi’. Ông bảo họ : ‘Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi !’” (Mt 20,6-7).

        Không có chỗ cho việc ăn không ngồi rồi, trong khi còn biết bao công việc đang chờ đợi tất cả chúng ta trong vườn nho của Chúa. “Ông chủ vườn” lập lại còn khẩn khoản hơn : “Cả các anh nữa, vào làm vườn nho cho tôi đi !”.

        Chắc chắn lời nói của Chúa vẫn vang vọng trong mỗi kitô-hữu, nơi thâm tâm của họ. Thực vậy, mỗi người đã được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô nhờ đức tin và các bí tích khai tâm Kitô-giáo, cũng được tháp nhập vào Giáo Hội như một chi thể sống động, và là chủ thể tích cực trong sứ vụ cứu độ của Giáo Hội. Tiếng nói của Chúa cũng được truyền đạt qua các biến cố của lịch sử Giáo Hội và nhân loại, như Công Đồng đã nhắc : “Dân Thiên Chúa, nhờ đức tin mà tin rằng mình được Thánh Thần Thiên Chúa là Đấng bao phủ mặt đất hướng dẫn, cố gắng nhận định đâu là những dấu chỉ thuộc về sự hiện diện hoặc ý định của Thiên Chúa trong mọi biến cố, mọi yêu sách và ước vọng mà họ dự phần với những người đương thời. Thực vậy, đức tin lấy ánh sáng mới mà chiếu soi mọi sự và biểu lộ ý định của Thiên Chúa về thiên chức toàn vẹn của con người, và do đó hướng dẫn lý trí tới những giải quyết hoàn toàn nhân bản”[6].

        Như thế, phải nhìn thẳng vào thế giới này, thế giới của chúng ta, cùng với những giá trị và những vấn đề của nó, những ưu tư và hy vọng, những thành đạt và thất bại của nó : một thế giới mà những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa đặt ra những vấn đề và khó khăn còn trầm trọng hơn những vấn đề được Công Đồng trình bày trong hiến chế mục vụ Vui mừng và Hy vọng.[7] Dù sao, đó vẫn là vườn nho, đó vẫn là mảnh đất nơi các giáo dân được mời gọi sống sứ vụ của mình. Đức Giêsu mong muốn rằng các giáo dân, cũng như tất cả các môn đệ của Ngài, phải trở thành muối đất và ánh sáng trần gian (x. Mt 5,13-14).

        Nhưng đâu là khuôn mặt hiện nay của “trái đất” và của “trần gian”, mà các kitô-hữu phải trở thành “muối” và “ánh sáng” ?

        Có một sự khác biệt lớn lao về các hoàn cảnh và những cách đặt vấn đề trong thế giới ngày nay, một thế giới mà ngoài ra còn có đặc tính là thay đổi mau lẹ. Vì vậy, tuyệt đối không được tổng quát hóa và đơn giản hóa quá đáng. Tuy thế, vẫn có thể ghi nhận một số khuynh hướng hiện có trong xã hội hiện đại. Cũng như trong cánh đồng Phúc Âm, cỏ lùng và hạt giống tốt cùng mọc lên, thì trong lịch sử, là một sân khấu hằng ngày công diễn sự tự do của con người, cũng thế, sự thiện và sự ác, bất công và công lý, lo âu và hy vọng vẫn sóng đôi bên nhau, đôi khi quấn chặt lấy nhau.

Khuynh hướng duy-thế-tục và nhu cầu tôn giáo

4.             Làm sao không nghĩ đến sự phổ biến của thái độ dửng dưng tôn giáothuyết vô thần dưới nhiều hình thức rất khác nhau, đặc biệt dưới hình thức có lẽ đang phổ biến nhất hiện nay, là khuynh hướng duy thế tục ? Say sưa vì những cuộc chinh phục kỳ diệu của một sự phát triển khoa học kỹ thuật mà không gì chặn đứng được, và nhất là bị mê hoặc bởi cám dỗ muốn bằng Thiên Chúa (x. St 3,5), qua việc sử dụng tự do cách vô giới hạn, con người tự chặt đứ cội rễ tôn giáo sâu xa nhất của họ : quên lãng Thiên Chúa, họ nghĩ rằng Thiên Chúa chẳng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của họ, họ từ chối Thiên Chúa để rồi sấp mình thờ lạy những “ngẫu tượng” đủ loại.

        Thực thế, khuynh hướng duy-thế-tục hiện nay là một hiện tượng rất trầm trọng : nó không chỉ tác động tới các cá nhân, nhưng một cách nào đó, tác động tới nhiều tòan thể cộng đồng, như Công Đồng đã ghi nhận : “Số người lìa xa Thiên Chúa trong cách sống thực tế càng ngày càng đông”[8]. Chính tôi  cũng thường nhắc lại : hiện tượng tục hóa đã tác động nơi các dân tộc vốn là tín hữu từ thời xa xưa, và hiện tượng này đòi hỏi ngay một công cuộc tái phúc âm hóa.

        Tuy vậy, khát vọng và nhu cầu tôn giáo không thể hoàn toàn mai một. Khi có đủ can đảm đương đầu với những vấn đề trầm trọng nhất của cuộc sống con người, nhất là vấn đề ý nghĩa cuộc sống, đau khổ và cái chết, thì lương tâm của con người không thể ngần ngại nhận lấy cho mình lời chân lý đã được thánh Augustinô kêu lên : “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con luôn khắc khỏai cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”[9]. Vì vậy, dưới nhiều hình thức ngày càng lớn và sống động, thế giới hôm nay làm chứng con người hướng tới một cái nhìn thiêng liêng và siêu việt về cuộc sống, làm chứng về sự thức tỉnh iệc tìm kiếm tôn giáo, về sự trở lại với ý thức về sự thiêng thánh và về việc cầu nguyện, làm chứng về đòi hỏi được tự do kêu cầu Danh Chúa.

Nhân vị con người :

phẩm giá của nó bị chà đạp và được tán dương

5.             Chúng ta hãy nghĩ thêm đến vô số xúc phạm mà phẩm giá của nhân vị con người đang phải chịu hôm nay. một khi không được nhìn nhận và yêu mến theo phẩm giá của mình là hình ảnh sống động của Thiên Chúa (x. St 1,26), con người làm mồi cho những hình thức nhục nhã và lệch lạc nhất là “biến họ thành dụng cụ”, thành nô lệ cho thế lực mạnh hơn một cách khốn khổ. “Thế lực mạnh hơn” này có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau : ‘ý thức hệ, quyền lực kinh tế, những hệ thống chính trị phi nhân, hình thức kỹ trị khoa học , sự xâm nhập của các “phương tiện truyền thông – xã hội”. Một lần nữa, chúng ta đang đối diện với một quần chúng là những anh chị em của chúng ta, bị xúc phạm trong những quyền căn bản, đôi khi là hậu quả của thái độ dung túng quá đáng, thậm chí của sự bất công rành rành của một số luật dân sự : quyền được sống và toàn vẹn thân thể, quyền có nhà ở và việc làm, quyền có gia đình và sinh sản có trách nhiệm, quyền được tham dự vào sinh hoạt công cộng và chính trị, quyền được tự do lương tâm và tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình.

        Ai có thể thống kê được số những trẻ em không được chào đời, vì chúng đã bị giết hại từ trong lòng mẹ, số các trẻ em bị bỏ rơi, hay bị cha mẹ ngược đãi, số các trẻ em lớn lên không được yêu thương và giáo dục ? Trong một số quốc gia, có những tập thể dân cư không có nhà ở cũng không có việc làm, thiếu những phương tiện cần thiết để sống cho ra con người. Có những xóm nghèo khổ và cùng khốn thật kinh khủng, cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đây mọc lên quanh các đô thị lớn và gây tác hại trầm trọng đến toàn bộ những nhóm người.

        Thế nhưng, tính cách thiêng thánh của con người không thể bị tiêu diệt, mặc dù rất thường bị khinh miệt và xúc phạm : nền tảng vững chắc của nó là Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và là Cha ; vì vậy tính cách thiêng thánh của con người vẫn luôn đòi phải được tôn trọng.

        Từ đó mà ý thức về nhân phẩm của mọi người ngày càng được phổ biến rộng rãi và được khẳng định mạnh mẽ. Từ nay, một trào lựu tốt đẹp đang đi đến và tràn ngập hết mọi dân tộc trên trái đất ; họ đã ý thức hơn về phẩm giá con người : con người hòan tòan không phải là một “sự vật” hay một “đồ vật” mà người ta có thể sử dụng, nhưng luôn luôn và chỉ là một “chủ thể” có ý thức và tự do, được mời gọi sống một cách có trách nhiệm trong xã hội và lịch sử, hướng về những giá trị tinh thần và tôn giáo.

        Người ta đã khẳng định rằng thời đại chúng ta là thời đại của những “chủ thuyết nhân bản” : trong đó một số nhuốm khuynh hướng vô thần và thế tục, nên, mmột cách nghịch lý, lại đi đến chỗ hạ giá và tiêu diệt con người ; ngược lại, một số khác đề cao con người đến độ đưa tới những hình thức tôn thờ ngẫu tượng thực sự ; sau cùng, một số khác đi đúng sự thật, nhìn nhận sự cao cả và cùng khốn của con người, và làm nổi bật, nâng đỡ và ủng hộ phẩm giá toàn diện của con người.

        Ta có thể thấy được một dấu chỉ và một kết quả của những trào lưu nhân bản này trong một nhu cầu đang lớn mạnh là nhu cầu tham gia. Rõ ràng đây là một trong những nét nổi bật của nhân loại hiện nay, một “dấu chỉ thời đại” đích thực đang chín muồi trong nhiều lãnh vực và theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến phụ nữ và giới trẻ, hướng tới đời sống gia đình và học đường, và cả trong lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Đảm nhận một vai trò, sáng tạo cách nào đó một nền văn hóa nhân bản mới, là một đòi hỏi, vừa có tính cách phổ quát vừa có tính cách cá nhân.[10]

Những tình huống xung đột và hòa bình

6.             Sau cùng, chúng ta không thể quên một hiện tượng khác ghi dấu nhân loại đương đại : hơn bất cứ thời điểm nào khác của lịch sử, nhân loại ngày nay bị tác động và rung chuyển bởi những tình huống xung đột. Đây là một hiện tượng đa dạng, phân biệt với sự đa dạng hợp pháp của các não trạng và các sáng kiến, và biểu lộ qua sự đối kháng tệ hại giữa các cá nhân, các nhóm người, các tầng lớp, các quốc gia và các khối quốc gia. Sự đối kháng này không mang những hình thức bạo hành, khủng bố và chiến tranh. Một lần nữa, và trong những phạm vi rất lớn, một số phần của nhân loại ngày nay đang tái diễn kinh nghiệm điên cuồng của việc xây dựng “tháp Babel” (x. St 11,9), vì muốn phô trương sự “tòan năng” của mình ; kinh nghiệm này tạo ra hỗn loạn, đấu tranh, tan rã và áp bức. Vì thế, gia đình nhân loại bị đảo lộn và xâu xá một cách thê thảm.

        Bù lại, người ta thấy khát vọng mạnh mẽ không gì dẹp nổi của từng người và của các dân tộc về thiện ích và giá của hòa bình trong công lý. Nơi con người thời nay, mối phúc “Phúc thay ai xây dựng hòa bình” (Mt 5,9) có một âm vang mới mẻ và đầy ý nghĩa : ngày nay, có nguyên những thế hệ đang sống, chịu đựng và làm việc để cho hòa bình và công lý hiển trị. Việc tham gia ngày càng gia tăng của các cá nhân và các nhóm vào sinh họat xã hội là đường lối càng lúc càng được sử dụng hôm nay, ngõ hầu hòa bình trong ước mơ được trở thành hiện thực. Trên con đường này, chúng ta gặp thấy một số đông giáo dân quảng đãi dấn thân trong những lãnh vực xã hội hay chính trị, dưới nhiều hình thức rất khác nhau, hoặc đứng trong các tổ chức, hoặc như những cộng tác viên thiện chí, và phục vụ các người hèn kém nhất.

Đức Giêsu-Kitô, niềm hy vọng của nhân loại

7.             Trên đây là cánh đồng bao la trải ra trước mắt những người thợ được “Ông chủ” sai đến làm việc trong vườn nho.

        Trên cánh đồng này, Giáo Hội hiện diện và hành động, mà Giáo Hội là tất cả chúng ta, chủ chăn và tín hữu, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Các tình huống mà chúng ta vừa nhắc đến có liên hệ đến Giáo Hội : qua những tình huống đó, Giáo Hội cảm thấy mình phần nào bị chi phối ; tuy nhiên, Giáo Hội không bị đè bẹp cũng không bị quật ngã, bởi vì Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội, vẫn luôn nâng đỡ Giáo Hội trong sứ vụ của mình.

        Giáo Hội biết rằng những nỗ lực của nhân loại hướng đến sự hiệp thông và tham gia, mặc dầu có những khó khăn, những trì trệ, những mâu thuẫn đủ loại, do những giới hạn của con người, do tội lỗi và Thần Dữ, vẫn được giải đáp hoàn toàn nhờ sự can thiệp của Đức Giêsu-Kitô, Đấng Cứu Chuộc con người và thế giới.

        Giáo Hội biết rõ mình đã được Chúa sai đến như “dấu chỉ và phương tiện kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và hiệp nhất tòan thể nhân loại”[11].

        Vì vậy, bất chấp chuyện gì đi nữa, nhân loại vẫn có thể hy vọng và phải hy vọng : chính Đức Giêsu-Kitô, Phúc Âm sống động và có ngôi vị, là “Tin Vui” hoàn toàn mới mẻ, đem lại niềm vui mà Giáo Hội loan báo cho tất cả chúng ta mỗi ngày và làm chứng cho tất cả mọi người.

        Trong việc loan báo và làm chứng này, các giáo dân có một vị trí độc đáo và không thể thay thế : nhờ họ, Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện trong mọi lãnh vực rất khác nhau của thế giới, như là dấu chỉ và nguồn mạch hy vọng và tình yêu.



[1]      CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Lumen gentium, s. 48

[2]      Thánh Grêgôriô Cả, Bài giảng về Phúc Âm I, XIX,2

[3]      CĐ Vatican II, Sắc lệnh về Tông Đồ giáo dân, Apostolicam actuositatem, s. 33

[4]      Đức Gioan-Phaolô II, Bài giảng trong lễ đồng tế Bế mạc Thượng-hội-đồng Giám Mục khóa VII, 30/10/1987

[5]      x. Đề nghị 1

[6]      CĐ Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, Gaudium et spes, s. 11

[7]      Các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng khóa ngoại lệ năm 1985, sau khi khẳng định “tầm mức quan trọng và tính hiện đại lớn lao của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng” đã thêm : “Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đồng thời nhận thấy rằng các dấu chỉ trong thời đại chúng ta có phần nào khác với những dấu chỉ thời Công Đồng, bao gồm những vấn đề và những âu lo còn to lớn hơn nữa. Thực vậy, khắp nơi trong thế giới, không ngừng gia tăng sự đói khổ, đàn áp, bất công, chiến tranh, khổ đau, khủng bố và nhiều hình thức bạo lực đủ loại khác nhau” (Giáo Hội, dưới quyền Ngôi Lời Thiên Chúa, cử hành những mầu nhiệm của Đức Kitô để thế giới được cứu độ. Bản phúc trình tổng kết, II, D,1)

[8]      CĐ Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, Gaudium et spes, s. 7

[9]      Thánh Augustinô, Tư thuật I, 1

[10]    x. Tài liệu làm việc, “Ơn gọi và sứ mệnh người giáo dân trong Giáo Hội và thế giới hai mươi năm sau Công Đồng Vatican II”, s. 5–10 

[11]    CĐ. Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, s. 1


Mục Lục Tông Thư Người Tín Hữu Giáo Dân