Đức Giáo Hoàng Phanxicô Trong Lễ Vọng
Phục Sinh: 'Quyền Hy vọng'
Vatican Media Screenshot
'Năm
nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng bao trùm của Thứ Bảy
Tuần Thánh
NGÀY
11 THÁNG 4 NĂM 2020 22:23
Thứ
Bảy Tuần Thánh thường là ngày bị lãng quên trong Tam Nhật Phục sinh, một ngày
giữa ngày Thứ Sáu Khổ Nạn và ngày Chúa Nhật Phục Sinh vui tươi.
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đã thừa nhận như vậy trong bài giảng của mình tại Lễ Vọng
Phục Sinh vào Thứ Bảy nhưng nhận xét rằng năm nay thì khác. Tất nhiên, sự khác
biệt rõ ràng khi Thánh lễ được tổ chức tại Đền thờ Thánh Phê-rô gần như trống rỗng,
do những cảnh báo liên quan đến đại dịch coronavirus.
Đây
cũng là một tình huống lạ thường khi người ta suy nghĩ về những gì mà những người
theo Đức Kitô phải trải qua trong ngày Thứ Bảy giữa Thứ Sáu đóng đinh và Chúa
Nhật Phục sinh của Ngài. Những người gần gũi với Chúa Giêsu đã sống một thời
khắc đau khổ; các Kitô hữu ngày nay cũng sống trong một thời khắc đau khổ như
vậy vì ảnh hưởng của đại dịch coronavirus. Cả thời đó và bây giờ người ta đều
có “quyền hy vọng”.
“Đây
là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có khuynh hướng xem thường vì
chúng ta háo hức chờ đợi được chuyển từ Thánh giá của Thứ Sáu Tuần Thánh đến bài
ca Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh”, Đức Cha Thánh nói. “Tuy nhiên, năm
nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng bao trùm của Thứ Bảy
Thánh. Chúng ta có thể hình dung ra mình cũng đang ở vào vị trí của những
người phụ nữ ấy vào ngày hôm đó”.
“Họ,
như chúng ta, nhìn thấy trước mắt mình bộ phim của nỗi khổ đau, của một tấn thảm
kịch không mong chờ, xảy ra hoàn toàn quá bất ngờ. Họ đã nhìn thấy cái chết
và nó đè nặng lên cõi lòng của họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có
chịu chung số phận với Thầy không? Cùng khi ấy, họ sợ hãi về tương lai và về
tất cả những gì cần phải xây dựng lại. Một ký ức đầy đau đớn, một hy vọng bị
cắt ngắn. Đối với họ, cũng như đối với chúng ta, đó là giờ phút đen tối nhất”.
Đức
Giáo Hoàng giải thích, những người phụ nữ ấy chăm sóc Đức Giêsu, họ không khuất
phục trước nỗi buồn và tự co rút vào chính mình. Họ làm công việc đơn giản là
chuẩn bị các hương liệu để xức xác Đức Giêsu. Họ tiếp tục yêu thương. Họ
kiên trì thương xót. Họ ấp ủ hy vọng.
“Đêm
nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước đoạt khỏi
chúng ta: đó là quyền hy vọng”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố. “Đây là một hy vọng
mới mẻ và sống động xuất phát từ Thiên Chúa. Nó không chỉ là sự lạc
quan; nó không phải là một cái vỗ về nhẹ nhàng vào lưng hay một lời khích
lệ rỗng tuếch”.
“Đó
là một món quà từ trời cao, chúng ta không thể tự mình kiếm được. Những tuần
qua, chúng ta cứ lặp đi lặp lại, “Tất cả sẽ tốt đẹp”, rồi bám víu vào sự đẹp đẽ
của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ trỗi dậy từ cõi lòng chúng ta. Nhưng
khi ngày tháng trôi qua và nỗi sợ tăng lên, ngay cả hy vọng táo bạo nhất cũng bị
tan biến. Niềm hy vọng của Đức Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng
chúng ta sự xác tín rằng Thiên Chúa có khả năng làm cho mọi sự vận hành qui về
điều tốt lành bởi vì ngay từ trong nấm mồ Ngài đã mang lại sự sống”.
Nguồn: Zenit.org
Chuyển ngữ: Phạm Văn Trung